Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 36 - 38)

2. Mục tiêu của đề tài

1.1.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở lợn

Các chỉ tiêu sinh lý máu ở gia súc, gia cầm, nói chung khá ổn định, ít biến đổi và được di truyền như các tính trạng khác của con vật. Việc nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, dự đoán hoặc có những kết luận chắc chắn hơn về các tính trạng sản xuất của gia súc.

- Hồng cầu: Hồng cầu gia súc có hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân, khác với hồng cầu của gia cầm hình bầu dục, có nhân.

Số lượng và kích thước của hồng cầu thay đổi theo giống, tuổi, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể và sinh lý… Hồng cầu có đường kính từ 7 - 8 micromet, dày 2 - 3 micromet. Tổng diện tích bề mặt là 27 - 32m2 trên 1 kg thể trọng. Số lượng hồng cầu thay đổi theo tuổi và giống của gia súc như: lợn lớn có số lượng là 5,0 triệu/mm3

máu, lợn con là 4,7 - 5,8 triệu/mm3

máu, lợn Móng Cái là 5 - 6 triệu/mm3 máu, lợn Lang hồng 5,2 - 5,8 triệu/mm3 máu (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006) [44].

- Bạch cầu: Bạch cầu là những tế bào có nhân và bào tương, có khả năng di động. Số lượng bạch cầu thường ít, khoảng 1000 lần so với hồng cầu, được tính theo đơn vị nghìn/mm3

máu. Số lượng bạch cầu là một trong những chỉ tiêu để xét đoán phản ứng đề kháng của cơ thể vật nuôi. Các đáp ứng miễn dịch chủ yếu được thực hiện là do hoạt động của các bạch cầu. Các bạch cầu này bao gồm các tế bào lympho B, T, lympho chứa hạt to trong tế bào chất, các đại thực bào, các tế bào bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axít, các tế bào phụ trợ, bạch cầu ưa kiềm, các tế bào mast, các tế bào dạng tấm và một số tế bào của mô, (Đỗ Ngọc Liên, 1999) [28].

Theo Trịnh Bình và CS (2004) [4], bạch cầu có hạt gồm: Bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu trung tính; Bạch cầu không hạt gồm: Lympho bào và bạch cầu đơn nhân lớn. Mỗi loại bạch cầu sẽ tăng, giảm trong trạng thái sinh lý và bệnh lý nhất định. Lympho bào càng nhiều thì cơ thể có sức đề kháng càng cao. Bạch cầu trung tính tăng khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, do chức năng thực bào mạnh. Bạch cầu đơn nhân lớn tăng khi nhiễm ký sinh trùng, viêm nội tâm mạc cấp và lao. Bạch cầu ưa axit tăng khi bị cảm nhiễm, dị ứng. Bạch cầu ái kiềm có tỷ lệ rất thấp, thực bào yếu, tham gia vào phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [44] cho biết: Số lượng bạch cầu thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Số lượng bạch cầu thường tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi con vật có thai, giảm khi tuổi tăng lên. Số lượng bạch cầu của lợn lớn 20 nghìn/mm3

máu, lợn con 15 nghìn/mm3 máu. Trong trường hợp bệnh lý, bạch cầu tăng mạnh khi bị viêm nhiễm có sự suy tuỷ, bị nhiễm phóng xạ, tiếp xúc hoá chất, bị nhiễm độc benzen... Vì vậy, xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán.

- Hemoglobin (Hb) (huyết sắc tố): Là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu và đảm nhận các chức năng của hồng cầu.

Hemoglobin là một hợp chất protein phức tạp dễ tan trong nước, trong thành phần cấu tạo có một phân tử globin (chiếm 96%) kết hợp với 4 phân tử Hem (chiếm 4%). Phân tử globin gồm 4 chuỗi polypeptid trong đó có 2 chuỗi

 và 2 chuỗi  cùng 4 phân tử (Hem) gắn trên lưng 4 chuỗi polypeptid đó. Globin có tính đặc trưng cho từng loài. Vì vậy, kiểu Hb mang đặc trưng di truyền của phẩm giống, trong chăn nuôi, có thể xác định giống qua kiểu Hb của từng cá thể. Ở đây số lượng hồng cầu phản ánh phẩm chất con giống, số lượng hồng cầu càng nhiều, thì sức sống con vật càng tốt. Hàm lượng huyết sắc tố đối với lợn lớn là 11,5 g%; lợn đực giống 12,2g%; lợn con 10,5g%. Mỗi 1g Hb có khả năng bão hoà tối đa 1,34 ml O2. Từ đó có thể tính được lượng O2 mà máu động vật kết hợp trong quá trình hô hấp, khi biết được hàm lượng Hb trong máu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)