Đặc điểm sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 25 - 36)

2. Mục tiêu của đề tài

1.1.6. Đặc điểm sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái

Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của tất cả các cơ thể sinh vật sống. Ở gia súc, quá trình sinh sản không chỉ là sự truyền thông tin di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, mà còn liên quan tới sự điều chỉnh nội tiết, đến các giai đoạn khác nhau của quá trình đó.

Khi gia súc sinh trưởng phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì có sự thay đổi, biểu hiện đầu tiên của sinh sản đó là sự thành thục về tính. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, (2006) [44] cho biết: Thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng, con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.

Lợn là gia súc đa thai, sinh đẻ dễ dàng, khả năng thành thục về tính sớm. Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49] cho biết: Lợn cái nội 3 đến 4 tháng tuổi đã có hiện tượng rụng trứng, lợn đã động dục.

1.1.6.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái * Chu kỳ động dục của lợn cái

Lợn cái sau khi thành thục về tính thì có biểu hiện động dục, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, cơ quan sinh dục của nó có những biến đổi

đặc biệt, kèm theo sự rụng trứng và động dục, hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là chu kỳ động dục, chu kỳ động dục của lợn cái trung bình 21 ngày (18 - 21 ngày)

* Tuổi động dục đầu tiên

Là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau tuỳ theo giống. Lợn nội tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại, ở lợn nái lai tuổi động lần đầu muộn hơn so với lợn nái nội thuần. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9] cho biết: Tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm 4 - 5 tháng tuổi khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần. Ở lợn lai F1 (có 1/2 máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là động dục lúc 6 -7 tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65 - 68 kg, không cho lợn phối giống ở thời kỳ này, vì cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản bền lâu, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống.

Tuổi động dục lần đầu còn phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ dinh dưỡng, mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1].

Hiện tượng lợn cái không động dục có thể do nhiều nguyên nhân như: Phát hiện động dục không đúng, stress do thời tiết nóng, động dục thầm lặng, ốm đau, thiếu protein hoặc năng lượng. (Dwane R.Zimmerman và CS, 1996) [12].

* Tuổi phối giống lần đầu

Thông thường ở lần động dục lần đầu tiên người ta chưa phối giống, vì ở thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số trứng rụng còn ít. Người ta thường cho phối giống vào lần động dục thứ hai hoặc ba. Tuổi phối giống lần đầu của lợn thường được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần đầu với thời

gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu. Thường phối giống vào lúc 6 - 7 tháng tuổi khi khối lượng đạt 40 - 50 kg, đối với lợn ngoại do khối lượng động dục lần đầu lớn, cho nên có thể phối giống từ lần động dục đầu tiên. Lợn lai phối giống vào lúc 8 tháng tuổi với khối lượng không dưới 65 - 70 kg và lợn ngoại phối giống vào lúc 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80kg.

Theo Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanam (2006) [30]. Lợn nái có số lứa đẻ thấp nhất là 1 lứa và cao nhất 11 lứa. Tuổi phối giống đậu thai lần đầu được tính từ tuổi đẻ lứa thứ 1 trừ cho thời gian mang thai trung bình 115 ngày, năng suất sinh sản đạt cao nhất khi lợn nái được phối giống và mang thai lần đầu vào lúc 38 tuần tuổi và mức độ lớn hơn trung bình đàn là 5,76%. Nếu lợn mang thai lần đầu ở độ tuổi trước 34 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 8,27% và nếu mang thai muộn sau 44 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 1,25%. Đặc biệt nếu phối giống đậu thai lần đầu lúc 30 tuần tuổi thì mức độ thiệt hại trong suốt đời sống sản xuất của một lợn nái là 17,02%.

Vậy, tuổi phối giống lần đầu tiên của lợn cái hậu bị là một vấn đề cần được quan tâm và phối giống cho đúng thời điểm, khi lợn đã thành thục về tính, có tầm vóc và sức khoẻ đạt yêu cầu sẽ nâng cấp được khả năng sinh sản của lợn nái và nâng cao được phẩm chất đời sau. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu phối giống quá muộn sẽ gây lãng phí kinh tế, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn cũng như hoạt động về tính của nó (Nguyễn Khánh Quắc và CS, 1995) [39].

* Tuổi đẻ lứa đầu

Là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Sau khi phối giống, lợn có chửa 114 ngày (112 - 116 ngày), cộng thêm số ngày mang thai này lợn sẽ có tuổi đẻ lứa đầu. Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9]: Lợn nái nội trong sản xuất, tuổi đẻ lứa đầu thường 11- 12 tháng, lứa đầu cho phối lúc 7 tháng tuổi, khối

lượng cần đạt từ 45 - 50 kg nếu cho phối với đực ngoại để có đàn con lai kinh tế. Lợn nái lai và lợn nái ngoại nên cho đẻ lần đầu lúc 12 tháng tuổi nhưng không quá 14 tháng tuổi, vậy phải phối giống lứa đầu ở lợn lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng lớn không dưới 65 - 70 kg, đối với lợn ngoại cho phối giống lúc 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80 - 90 kg. Theo Trần Quang Hân, (2004) [15]: Lợn nái trắng Phú Khánh có tuổi đẻ lứa đầu tương đối muộn (436,05 ngày), nhưng năng suất sinh sản đạt khá cao với số con còn sống, số con cai sữa/lứa tương ứng là 9,11 và 8,00 con; khối lượng trung bình một lợn con sơ sinh, 21 và 60 ngày tuổi tương ứng là 1,05; 4,29 và 10,55kg, số lứa đẻ /nái/năm là 1,78.

* Lợn nái động dục trở lại sau đẻ

Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2006) [9] cho biết: Sau cai sữa (lúc 50 – 55 ngày) khoảng 3 đến 5 ngày thì lợn nái động dục trở lại. Thời gian này cho phối giống lợn dễ thụ thai và trứng chín nhiều, dễ có số con đông. Sau khi đẻ và nuôi con cơ thể lợn mẹ thường bị hao mòn từ 10- 20% so với trước khi đẻ, cần có biện pháp tránh sự hao mòn của cơ thể mẹ sau khi đẻ, không ép phối, nếu lợn nái sau khi cai sữa con, mà cơ thể hao mòn gầy sút. Cần bỏ qua một chu kỳ để lợn nái lại sức và nuôi được bền lâu hơn.

Theo John R. Diehl và cộng sự, (1996) [22]: Trong chăn nuôi công nghiệp, có thể gây động dục đồng loạt bằng cách cai sữa đồng thời ở một nhóm lợn mẹ. Sau cai sữa 3 - 5 ngày (lúc lợn con 45 - 50 ngày tuổi) lợn nái động dục trở lại. Cho phối lúc này lợn sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao. Đối với lợn sau cai sữa từ 3 - 7 ngày thường động dục trở lại (Hội Chăn nuôi Việt Nam, (2006) [19].

* Đặc điểm động dục của lợn cái

Sự lớn nhanh và phát triển mạnh của cơ quan sinh dục của lợn cái, đặc biệt là buồng trứng và tử cung, xảy ra ở độ tuổi 6 - 9 tháng với lợn ngoại, 4 - 5

tháng với lợn nội. Cùng với sự phát triển của cơ quan sinh dục, quá trình rụng trứng cũng được tăng dần theo độ tuổi, số lượng trứng rụng qua mỗi giai đoạn khác nhau. Ở lợn cái, khi 15 tuần tuổi mới xuất hiện các nang trứng đầu tiên, khi ở giai đoạn hậu bị trung bình rụng từ 8 - 14 trứng và số trứng rụng cao nhất ở giai đoạn lợn cái cơ bản là 12 - 20 trứng. Số lượng trứng rụng còn phụ thuộc vào giống và tuổi.

Biểu hiện động dục của lợn nái có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu): Lợn nái thay đổi tính tình: Kêu rít nhỏ, kém ăn, nhảy lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi, sưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng chưa chịu cho đực nhảy, không nên cho lợn phối vào lúc này, vì sự thụ thai chỉ thể hiện sau khi có các hiện tượng trên từ 35 - 40 giờ, đối với lợn nội thường sớm hơn từ 25 - 30 giờ.

- Giai đoạn chịu đực (phối giống): Lợn kém ăn, đứng yên, mê ì, lấy tay ấn trên lưng gần mông, lợn đứng im, đuôi vắt về một bên, đồng thời âm hộ giảm độ sưng có nếp nhăn, màu sẫm hoặc mầu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, con đực lại gần thì đứng im, chịu phối. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày, nếu được phối giống thì lợn sẽ thụ thai. Ở lợn nội thường ngắn hơn, khoảng 28 - 30 giờ.

- Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc): Các dấu hiệu động dục giảm dần, lợn trở lại bình thường, ăn uống như cũ. Âm hộ giảm bớt độ mở, se nhỏ, thâm, niêm dịch chảy ra ít, trắng đục và rất dễ đứt. Với lợn nái không được thụ tinh, lại tiếp tục chu kỳ sinh dục mới. Lợn nái đã được thụ tinh thì thể vàng tồn tại và chu kỳ động dục sẽ mất đi.

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ tinh cao, số con đẻ ra nhiều, cần tiến hành phối giống đúng lúc, vì thời gian trứng tồn tại và có hiệu quả thụ thai rất ngắn, trong khi đó tinh trùng có thể sống trong tử cung khoảng 45 - 48 giờ. Do vậy, thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa giai đoạn chịu đực, đối với lợn nái

lai và ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, nếu tính từ lúc bắt đầu động dục hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực, khoảng 6 - 8 tiếng cho phối giống, đối với lợn nái nội cần sớm hơn cho phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3

Thời gian động dục của lợn nái nội kéo dài 3 - 4 ngày, lợn nái lai, nái ngoại 4 - 5 ngày. Do vậy, thời điểm phối giống tốt nhất là giai đoạn giữa chịu đực: Nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, lợn nái nội cho phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3, nếu tính từ lúc bắt đầu động dục. Trong sản xuất, thụ tinh nhân tạo khi lợn có triệu chứng chịu đực buổi sớm thì buổi chiều cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì sớm hôm sau phối, nhằm “chặn đầu khoá đuôi” của thời kỳ rụng trứng (Phạm Hữu Doanh và CS, 2006) [9]. Theo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) [45], trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ sau khi xuất hiện động dục. Thời điểm phối giống thích hợp là 24 đến 39h kể từ khi xuất hiện động dục.

1.1.6.2. Khả năng sinh sản của lợn nái

Lợn là loài đa thai có khả năng đẻ nhiều con mỗi lứa và nhiều lứa trong một năm, mỗi lứa có thể đẻ từ 6 - 14 con tuỳ theo từng giống. Sở dĩ lợn đẻ được nhiều con mỗi lứa là do số trứng rụng nhiều mỗi lần động dục, trung bình từ 20 - 25 trứng. Tuy nhiên, số con đẻ ra thường thấp hơn số trứng rụng. Nhìn chung, ta có thể tăng được số con đẻ ra mỗi lứa nếu tăng tỷ lệ thụ thai và nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hợp lý khi có chửa.

Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá theo những chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng đàn con.

- Số con sơ sinh sống đến 24h/lứa đẻ: Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, nó phản ánh khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống, kỹ

thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái có chửa và kỹ thuật thụ tinh nhân tạo của dẫn tinh viên. Trong vòng 24h sau khi đẻ, những lợn con được sinh ra nếu không đạt trọng lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, đầu to, mông bé… sẽ bị chết.

- Tỷ lệ nuôi sống: Trong một số ổ lợn, số lượng lợn sinh ra nhiều, nhưng để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của lợn con, người ta chỉ để lại 1 số lợn con nhất định phù hợp với khả năng nuôi con của lợn mẹ để nuôi. Tỷ lệ nuôi sống càng cao thì càng tốt.

- Số lợn con cai sữa/nái/năm: Chỉ tiêu này là sự đánh giá tổng quan nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Người nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng lợn con cai sữa trên nái trên năm. Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn cai sữa/nái/năm sẽ cao. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào tập quán chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và trình độ chế biến thức ăn cho lợn con. Ở các nước tiên tiến người ta cho lợn con tách mẹ ở 21, 28 hoặc 35 ngày tuổi. Mục đích của việc tách con sớm là để cho số lứa đẻ của một nái trên năm tăng lên đồng thời hạn chế được một số bệnh hay lây lan từ mẹ sang con.

Ở Việt Nam số lượng lợn con cai sữa của đàn nái ngoại nuôi tại các cơ sở giống lợn đạt khoảng 20 con/nái/năm. Lúc cai sữa lợn con đạt 6,5 kg/con, như vậy, khối lượng lợn giống đạt: 20 con x 6,5 kg = 130 kg/nái (Võ Trọng Thành, 2007) [42].

Theo các số liệu công bố của Vũ Kính Trực (1994) [54]: Trước năm 1980, mặc dù lợn Móng Cái có số con đẻ rất cao 11 - 12 con/ổ, nhưng do kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa thấp, nên số lợn con cai sữa chỉ đạt 7 - 7,5

con/lứa. Ngày nay, số con cai sữa/lứa không ngừng tăng lên, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa có thể đạt 85 - 95%.

Nguyễn Thiện và CS, (1996) [46] cho biết: Thời gian cai sữa lợn ở nước ta thường là 60 ngày, số lợn con cai sữa trên lứa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con.

Các chỉ tiêu chất lượng đàn con bao gồm:

- Khối lượng sơ sinh toàn ổ: Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn nái. Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng được cân sau khi lợn con đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và được phát dục hoàn toàn, khối lượng sơ sinh/ổ cao thì tốt, lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau (Nguyễn Văn Thiện và CS, 1998) [49].

Các giống lợn khác nhau cho khối lượng sơ sinh khác nhau. Các giống lợn nội (Móng Cái): 0,5 - 0,7kg/con, lợn Ỉ 0,45kg/con. Lợn ngoại Yorshise nuôi tại Việt Nam 1,24 kg/con, lợn Duroc 1,2 - 1,5kg/con (Trần Văn Phùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)