Đặc điểm ngoại hình các nhóm lợn theo màu sắc lông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 64 - 67)

2. Mục tiêu của đề tài

3.2.1. Đặc điểm ngoại hình các nhóm lợn theo màu sắc lông

Màu sắc lông da là tính trạng chất lượng ít có ý nghĩa về mặt kinh tế, nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc chọn giống. Vì nhiều dấu hiệu màu sắc của lông da đặc trưng cho nòi giống. Mỗi một giống vật nuôi có một màu sắc lông da đặc trưng, từ đó có thể dựa vào mầu sắc bộ lông mà phát hiện được sự lẫn gen hoặc nhầm lẫn khi xác định phả hệ, nguồn gốc, màu sắc lông da còn liên quan đến sức sống của động vật (Theo Trịnh Đình Đạt, 2002) [10]. Mặt khác, màu sắc lông da cũng là tiêu chuẩn cho chọn lọc, thông thường màu sắc lông đồng nhất là giống thuần, trên cơ sở đồng nhất đó mà là loang là không thuần. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy (Đặng Hữu Lanh và CS) [24]. Dựa trên nhận định của các tác giả trên và thông qua quá trình điều tra, quan sát trên 449 con lợn tại 3 xã, chúng tôi thấy màu sắc lông của lợn Bảo Lạc có 6 dạng. Kết quả phân loại các nhóm lợn thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân loại lợn Bảo Lạc theo màu sắc lông tại 3 xã của huyện Bảo Lạc

Địa điểm Diễn giải

Bảo Toàn Khánh Xuân Cô Ba Tổng số

Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%)

Số lợn theo dõi (con) 112 100 124 100 103 100 449 100

Trong đó màu sắc lông: Đen 6 điểm trắng (khoáy trán trắng) 44 39,28 54 43,55 51 49,51 175 38,97 Dải trắng vắt quanh vai ngực 23 20,53 24 19,35 17 16,50 102 22,72 Đen 6 điểm trắng (lông thưa, da mỏng) 18 16,07 23 18,55 17 16,50 76 16,93 Khoang đen trắng không cố định 14 12,50 13 10,48 11 10,68 66 14,70 Đen tuyền 11 9,82 7 5,64 4 3,88 22 4,90 Nâu đỏ 2 1,78 3 2,42 3 2,91 8 1,78

Trong quá trình quan sát và phân biệt các nhóm lợn theo màu sắc lông, chúng tôi thấy, các nhóm lợn có đặc điểm kết cấu ngoại hình khác nhau khá rõ rệt. - Nhóm lợn đen có 6 điểm trắng (khoáy trán trắng): 6 điểm trắng ở 4 chân, chỏm đuôi, đặc biệt có khoáy lông trắng ở giữa trán. Nhóm này có thân hình hơi ngắn, đầu cổ, mõm nhỏ ngắn so với toàn thân, tai nhỏ hơi cúp, vai ngực nở, lưng hơi võng, sườn rộng, bụng xệ, mông xuôi hơi lép, chân nhỏ đi bàn, (Phụ lục - Hình 3.2).

- Nhóm lợn có dải lông trắng vắt quanh vai ngực: Toàn thân cao, to, khoẻ, đầu cổ chắc chắn cân đối; thân dài, ngực nở, lưng thẳng, vai rộng, mông nở, mõm dài thẳng, bụng gọn không sát đất, tai to rủ xuống mặt, chân cao đi ngón, (Phụ lục - Hình 3.1).

- Nhóm lợn Đen có 6 điểm trắng (lông thưa, da xám mỏng): Nhóm này đều có 6 điểm trắng ở 4 chân, chỏm đuôi và ở trán nhưng không có khoáy, điểm khác biệt là trên toàn thân có lông thưa, ngắn, da xám, mỏng, nhìn toàn thân có kết cấu cân đối chắc chắn, thân hình dài hơn nhóm có khoáy nhưng lại ngắn hơn nhóm có dải lông trắng, mõm dài hơi cong, tai to hơi cúp, ngực nở vai rộng, lưng hơi thẳng, sườn rộng, bụng gọn hơi xệ xuống, mông nở, chân thẳng cao hơn loại khoáy trán, đi bằng ngón, (Phụ lục - Hình 3.3).

- Nhóm khoang đen trắng không cố định: Nhóm lợn này nhìn đầu cổ ngắn, mặt nhỏ rõ rệt so với toàn thân, thân ngắn, chân nhỏ ngắn, lưng thẳng, có lông bờm gáy ngắn, bụng xệ gần xát đất, (Phụ lục - Hinh 3.4).

- Nhóm lợn đen tuyền: Toàn thân, 4 chân đều có lông da màu đen, thân dài, nhóm này có tầm vóc nhỏ, (Phụ lục - Hình 3.5).

- Nhóm lợn nâu đỏ: Toàn thân đều có lông mầu nâu đỏ, không có khoang. Hai nhóm lợn khoang không cố định và nhóm nâu đỏ có tầm vóc nhỏ nhất so với các nhóm trên, (Phụ lục - Hình 3.6).

Qua bảng 3.3 cho thấy: Trong tổng số 449 con được theo dõi, thì nhóm đen có 6 điểm trắng (khoáy trán trắng) có 175 con (chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,97%), sau đó đến nhóm dải trắng vắt quay vai ngực có 102 con (chiếm 22,72%), hai nhóm lợn này hiện nay đang được nuôi nhiều nhất trong huyện. Qua điều tra phỏng vấn người chăn nuôi lợn cho nhận xét: 2 nhóm lợn này có tầm vóc tương đối lớn, khối lượng xuất bán trên 1 năm tuổi trung bình 70 kg trở lên, tăng trọng nhanh nếu được vỗ béo, ít mắc bệnh. Tiếp theo là nhóm lợn 6 điểm trắng lông thưa da mỏng có 76 con (chiếm 16,93% ).

Nhóm lợn khoang đen trắng không cố định có 66 con (chiếm 14,70%). Nhóm lợn đen tuyền có 22 con chiếm 4,9% và nhóm nâu đỏ có 8 con (chiếm 1,78%) hai nhóm này chiếm tỷ lệ thấp nhất. Cả 3 nhóm lợn này hiện nay ít thấy, không được người chăn nuôi ưa chuộng, nhất là 2 nhóm lợn khoang không cố định và nâu đỏ, bởi tầm vóc nhỏ, chậm lớn, vì vậy, chỉ còn rải rác ở một số hộ.

Có thể nói các nhóm lợn ở huyện Bảo Lạc có độ thuần tương đối cao. Qua quan sát thấy lợn có màu sắc lông, hình dáng tương đối đồng nhất, đều thể hiện rõ đặc điểm đặc trưng của mỗi nhóm lợn. Do sự khác biệt về văn hoá xã hội, kinh tế và trình độ dân trí thấp, địa hình với núi non hiểm trở, phân bố dân cư thưa thớt, khó khăn về giao thông. Nên việc giao lưu buôn bán còn nhiều hạn chế, người dân không mua lợn từ nơi khác đến, mà chỉ bán con giống hoặc bán lợn thịt cho các vùng lân cận ở trong huyện. Các hộ chăn nuôi lợn ở đây đều thể hiện một kiểu chăn nuôi khép kín từ khâu chăn nuôi lợn nái, đến nuôi lợn thịt trong phạm vi hộ gia đình, mang tính chất tự cung, tự cấp. Điều này làm tăng tính thuần của lợn cao, lợn ít bị pha tạp.

So với giống lợn nội Táp Ná - Huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, thì lợn Bảo Lạc có nhóm lợn 6 điểm trắng, khoáy trán nhìn hình dáng bên ngoài gần giống với lợn Táp Ná - Lợn Táp Ná lông da đều đen, ngoại trừ 6 điểm trắng ở giữa trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi, đầu lợn Táp Ná to vừa phải, mặt thanh

(Theo Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức và CS, 2006) [53]. Một số nhóm lợn khác của huyện Bảo Lạc như, nhóm lợn có dải lông trắng vắt quanh vai ngực và nhóm lợn lông thưa ngắn, da xám mỏng khi so sánh với đặc điểm ngoại hình về mầu sắc lông thấy nhiều điểm khác biệt: Lợn Ỉ có đặc điểm lông thưa, thô, da đen, đầu to vừa phải, trán gần phẳng, mặt nhăn, mõm ngắn, bụng sệ, chân ngắn. Lợn Móng Cái có màu sắc lông da trắng, đầu lưng và mông có khoang đen yên ngựa, lông thưa và thô, đầu to, mõm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn có nếp nhăn to, ngắn ở miệng (Võ Văn Sự, 2004) [41]. Điều đó có thể cho thấy sự khác biệt với một số giống lợn nội khác. Đó là nét đặc trưng của con lợn Bảo Lạc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)