Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006-2008)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 56 - 58)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.1. Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006-2008)

Những năm qua, nghề chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc đã không ngừng phát triển, bởi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương dồi dào, phục vụ chủ yếu cho chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn luôn được phát triển ngay tại các hộ gia đình nông dân miền núi, tại đây con lợn là gia súc được chăn nuôi chính, hình thành nên một tập quán chăn nuôi của nhân dân trong huyện, thể hiện bởi số lượng, quy mô và các phương thức chăn nuôi …Qua đó, làm cơ sở khoa học cho các nhà chuyên môn hoạch định chiến lược phát triển, bảo tồn, phát huy tiềm năng chăn nuôi lợn tại địa phương. Với sự cần thiết như vậy, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát về số lượng, cơ cấu, hình thức chăn nuôi và phân bố đàn lợn của huyện để vẽ lên một bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn của huyện Bảo Lạc.

3.1.1. Biến động về số lượng và phân bố đàn lợn qua 3 năm (2006 - 2008) của huyện Bảo Lạc huyện Bảo Lạc

Thông qua số liệu của phòng Thống kê huyện Bảo lạc và quá trình điều tra, khảo sát, chúng tôi thấy: Biến động về số lượng và cơ cấu giống lợn ở Bảo Lạc chủ yếu là 3 giống lợn là: Lợn Bảo Lạc, lợn Móng Cái, Lợn lai. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cơ cấu giống của đàn lợn huyện Bảo Lạc qua 3 năm (2006-2008)

STT Loại lợn 2006 2007 2008 Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%) 1 Lợn Bảo Lạc 27.405 97,99 27.837 99,12 30.002 98,79 2 Lợn lai nuôi thịt 546 1,95 235 0,84 353 1,16 3 Lợn Móng Cái 15 0,05 13 0,04 15 0,05 4 Tổng số 27.966 100 28.085 100 30.368 100

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Đàn lợn của huyện Bảo Lạc trong năm 2006, toàn huyện có 27.966 con lợn, đến năm 2008 có 30.368 con, tăng lên 2.402 con (tăng 7,92%). Năm 2006 - 2007 đàn lợn tăng lên không đáng kể, (tăng 119 con, tương đương 0,71%). Nhìn vào sự phát triển đàn lợn trong 3 năm cho thấy chiều hướng phát triển chăn nuôi lợn của huyện không ổn định và tăng chậm. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là do thời điểm này dịch lợn tai xanh và dịch Lở mồm long móng đang diễn ra ở một số tỉnh phía Bắc, nên hầu như không nhập thịt lợn lai ở miền xuôi đưa lên, mà chủ yếu là nhóm giống lợn Bảo Lạc, được nuôi đại trà trong dân theo phương thức chăn nuôi cổ truyền cho năng xuất thấp.

- Lợn Bảo Lạc trong cả 3 năm có số lượng và tỷ lệ cao nhất và tăng dần theo các năm. Năm 2006 là 27.405 con (chiếm 97,99% tổng đàn ); Năm 2008 có 30.002 con (chiếm 98,79% tổng đàn). Đàn lợn Bảo Lạc vốn đã có nhiều đặc tính ưu việt, chịu đựng kham khổ, thích nghi với điều kiện tự nhiên và tập quán lâu đời của người dân Bảo Lạc, đồng thời thịt lợn Bảo Lạc được người tiêu dùng ưa chuộng, bởi thịt thơm ngon, giá thịt lợn hơi giao động từ 35.000 đến 40.000đ/kg; Lợn con giống giao động từ 50.000 - 60.000đ/kg. Trong quá trình phỏng vấn, người dân cho biết: Trước tình hình thực tại và xu hướng trong tương lai, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ngày càng tăng, nhất là loại lợn bản địa vừa tiêu thụ tại địa phương và vừa được bán ra các vùng lân cận. Nắm bắt được những vấn đề trên, nhiều hộ dân tập trung nuôi nhiều lợn nái hơn, điều đó đã làm cho số lượng lợn tăng. Vì vậy, con lợn bản địa luôn tồn tại và phát triển ở khắp các vùng trong huyện.

- Trong khi đó, số lượng lợn lai tương ứng qua các năm là 546 con , năm 2006 (chiếm 1,95%); năm 2008 giảm xuống còn 353 con (chiếm 1,16%); Lợn Móng Cái, năm 2006 có 15 con (chiếm 0,05%), năm 2008 là 15 con (chiếm 0,05%). Lợn lai và lợn Móng cái có số lượng không đáng kể và có chiều hướng giảm dần, chỉ được nuôi rải rác ở một số hộ khu vực thị trấn, tại những hộ gia

đình làm nghề phụ như nấu rượu, làm đậu, tận dụng phế phụ phẩm để nuôi lợn, đồng thời con giống không được đầu tư tại chỗ, mà phải nhập từ nơi khác. Mặt khác, về điều kiện kinh tế, người dân chưa đủ khả năng để nuôi lợn lai và lợn Móng Cái... nên việc phát triển đàn lợn lai và Móng Cái ngày càng bị thu hẹp, chính vì vậy, số lượng đàn lợn lai và Móng Cái rất thấp.

Số lượng đàn lợn của huyện Bảo lạc cho thấy tình hình chăn nuôi lợn ở đây phát triển khá tốt, hầu như gia đình nào ở nông thôn miền núi đều nuôi lợn. Qua điều tra, khảo sát thấy : Số đầu lợn/hộ gia đình trung bình từ 10 - 15 con. Điều đó cho thấy, chăn nuôi lợn ở địa phương đã góp phần đem lại thu nhập kinh tế cho gia đình, thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn. Nó không những cung cấp con giống tại chỗ, mà còn có thể cung cấp một lượng thịt đặc sản cho miền xuôi (Thông qua các lái buôn - Tại các phiên chợ, họ thu mua lợn Bảo Lạc, loại lợn choai từ 15 – 20kg, do người dân địa phương mang ra bán). Chính vì vậy, con lợn Bảo Lạc ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)