Quyết định nên làm hay nên mua

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ppsx (Trang 110 - 112)

II. ỨNG DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

2. Quyết định nên làm hay nên mua

Đối với những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu lắp rắp, một trong những chi tiết để lắp ráp sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất có thể đi mua ở bên ngoài. Như vậy, quyềt định nên làm hay nên mua cần phải căn cứ vào sự thỏa mãn về sản lượng, chất lượng của sản phẩm cũng như lợi ích kinh tế. Trong trường hợp này, giả sử không có sự ảnh hưởng về số lượng và chất lượng, như vậy vấn đề duy nhất cần phải quan tâm chính là lợi ích kinh tế.

Ví dụ: tại một doanh nghiệp đang sản xuất chi tiết A để cung cấp cho việc lắp ráp sản phẩm chính của mình, tổng nhua cầu hàng năm là 10.000 chi tiết, các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất chi tiết A này như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Tổng cộng

1. Nguyên vật liệu trực tiếp 12 120.000

2. Nhân công trực tiếp 11 111.000

3. Chi phí sản xuất khả biến 3 30.000

4. Lương nhân viên quản lý phân xưởng 7 70.000

5. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng 6 60.000

6. Chi phí chung phân bổ 9 90.000

48 480.000

Doanh nghiệp nhận được lời chào hàng của một nhà cung cấp bên ngoài với giá 42.000đ/1chi tiết, đúng theo số lượng và chất lượng yêu cầu. Như vậy doanh nghiệp nên mua ngoài hay tiếp tục sản xuất.

Để hình thành quyết định nên mua ngoài hay tiếp tục sản xuất chi tiết này cần phải giả sử toàn bộ năng lực của việc sản xuất chi tiết này không thể sử dụng vào bất cứ một việc nào khác. Ngoài ra để quyết định cần thấy rằng trong các khoản chi phí để sản xuất chi tiết trên thì chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí chung phân bổ, nó sẽ không có gì thay đổi cho dù chi tiết A có được sản xuất hay mua ngoài.

Vì vậy, đây là những thông tin không thích hợp cho loại quyết định này. Do đó, để quyết định cần phải dựa vào sự tính toán như sau:

Đơn vị: 1.000đ

Chỉ tiêu Sản xuất Mua ngoài

1. Nguyên vật liệu trực tiếp 120.000 0

2. Nhân công trực tiếp 111.000 0

3. Chi phí sản xuất khả biến 30.000 0

4. Lương nhân viên quản lý phân xưởng 70.000 0

5. Chi phí mua ngoài 0 420.000

330.000 420.000

Kết quả cho thấy việc doanh nghiệp tự sản xuất chi tiết A sẽ tiết kiệm hơn so với việc đi mua bên ngoài là 90.000.000, do đó doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất sản phẩm A.

Tuy nhiên, nếu như năng lực sản xuất chi tiết tiết A có thể được sử dụng vào việc khác như: sản xuất sản phẩm khác hoặc cho thuê… mà có thể đem đến

một khoản lợi nhuận hàng năm nhiều hơn 90.000.000, lúc đó lại nên quyết định mua ngoài chi tiết A.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ppsx (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)