ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM CHUYỂN GIAO

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ppsx (Trang 102 - 105)

Giá của sản phẩm hoặc dịch vụ được chuyển giao từ bộ phận này sang bộ phận khác trong một doanh nghiệp, một công ty gọi là gí chuyển giao. Do giá chuyển giao ảnh hưởng đến cả lợi nhuận của từng bộ phận chuyển giao, ảnh hưởng đến thành quả của trung tâm trách nhiệm. Giá chuyển giao sẽ còn ảnh hưởng đến việc đo lường lợi nhuận của từng bộ phận bán và bộ phận mua. Giá chuyển giao cao sẽ cho lợi nhuận cao đối với bộ phận bán và lợi nhuận thấp đối bộ phận mua. Nếu giá chuyển giao thấp thì sẽ có ảnh hưởng ngược lại.

1. Các phương pháp định giá chuyển giao

Doanh nghiệp sẽ sử dụng giá của thị trường để định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Ví dụ, trên các báo tạp chí thương mại. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể chọn giá tính cho khách hàng bên ngoài làm cơ sở định giá cho nội bộ của doanh nghiệp.

b. Giá chuyển giao dựa vào chi phí

Chi phí, bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm cũng chi phí từ một vàihoặc tất cả các chức năng kinh doanh khác ( chi phí nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm, tiếp thị, phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng…). Chi phí có thể là chi phí kế hoạch hoặc chi phí thực tế.

c. Giá chuyển giao dựa vào thương lượng

Giá chuyển giao dựa vào thương lượng được thực hiện khi các bộ phận trong doanh nghiệp thương lượng với nhau. Thông tin về chi phí và thị trường có thể được sử dụng hỗ ttrợ cho việc thương lượng này.

Những tiêu chuẩn đặc trưng có thể giúp cho việc định giá sản phẩm chuyển giao:

- Thúc đẩy hướng đến mục tiêu chung

- Thúc đẩy duy trì sự cố gắng quản lý ở mức cao

- Thúc đẩy sự tự quản của các bộ phận ở mức cao trong việc ra quyết định

2. Nguyên tắc định giá sản phẩm chuyển giao

Việc định giá sản phẩm chuyển giao với mục tiêu là nhằm khuyến khích các nhà quản lý bộ phận có liên quan đến việc chuyển giao hướng đến mục tiêu chung. Và nguyên tắc chung sau đây được sử dụng trong việc định giá sản phẩm chuyển giao:

Giá chuyển giao

tối thiểu =

Chi phí sản xuất và chuyển giao đơn vị sản

phẩm và dịch vụ +

Chi phí cơ hội đơn vị đối với tổng thể doanh

Kết luận chương 6:

Định giá sản phẩm là một quyết định khá quan trọng của nhà quản trị là nhân tố liên quan đến quyết định hàng ngày của nhà quản trị. Việc định giá sản phẩm đòi hỏi phải am hiểu về lý thuyết kinh tế về định giá, các bước chuẩn bị cụ thể.

Khi định giá sản phẩm bán ra ngoài, nhà quản trị có nhiều mô hình định giá. Tuy nhiên, định giá sản phẩm theo chi phí trực tiếp có nhiều linh hoạt hơn trong điều chỉnh giá. Phương pháp này có thể tính giá:

- Sản phẩm sản xuất hàng loạt - Sản phẩm mới

- Trong một số điều kiện đặc biệt

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nhà quản trị có thể định giá linh hoạt theo các phương pháp:

- Định giá theo giá lao động và giá nguyên vật liệu

- Định giá sản phẩm chuyển nhượng theo giá phí thực hiện, giá thị trường,… Điều quan tâm là việc định giá sản phẩm cần phải được xem xét điều chỉnh theo tình hình thị trường. Các phương pháp định giá chỉ ra mức xuất phát cụ thể để doanh nghiệp đưa giá sản phẩm của mình tham gia vào thị trường.

THÔNG TIN THÍCH HỢP CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

Quá trình ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán nhất là thông tin về chi phí đấu tư, nhằm đạt được các lợi ích kinh tế cao nhất.

Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản trị. Những nhà nhà quản trị thường xuyên đương đầu với các quyết định về sản xuất những sản phẩm nào, sử dụng phương pháp sản xuất nào, nên tự sản xuất hay mua ngoài, nên ngưng hoạt động, giải thể hay tiếp tục tồn tại… Các quyết định ngày càng khó khăn và phức tạp trước sự gia tăng và biến động thông tin liên quan đến hoạt động.

Để đảm bảo có quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phải có công cụ thích hợp giúp họ phân biệt được những thông tin thích hợp và những thông tin không thích hợp, những thông tin không thích hợp nào cần được loại bỏ ra khỏi cơ cấu thông tin cần xem xét và chỉ có những thông tin cần thiết mới thích hợp trong các quyết định kinh doanh. Trong chương này sẽ giới thiệu các phương pháp lựa chọn thông tin thích hợp để thiết lập thông tin cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ppsx (Trang 102 - 105)