IV. Kết luận về giọng điệu lạng lùng khách quan
1. Tổng kết những luận điểm cơ bản
Balzac là một nhà văn có tài. Tài năng của ông không chỉở việc ông sáng tác nên một công trình văn học đồ sộ mà hơn thế nữa ông đã phát triển
rực rỡ những giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật của dòng văn học hiện thực Tây Âu thế kỉ XIX.
Balzac đã treo một tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cần cù, bền bỉ, dũng cảm. Mặc dầu, nhất thời ông có lúc chạy theo cuộc sống xa hoa, kiểu cách quý tộc như những chàng công tử phong lưu Pari mà ông đã vẽ lên trong nhiều tác phẩm của mình. Về căn bản ông vẫn là một người lao động không mệt mỏi như những nhân vật yêu mến nhất trong tác phẩm của ông là
D’Arthez, là nhà phát minh David….Ông đã từng nói “Tôi sống một cuộc đời
lao động say mê. Lao động là tất cảđối với tôi”.
Qua tác phẩm của ông nói chung, giọng điệu nghệ thuật nói riêng, ông đưa ra những nhận định khái quát và chân xác về xã hội Pháp đầu thế kỉ XIX. Ông mỉa mai lề thói hám tiền hơn mạng sống của con người tư sản đang lên, nhưng ông cũng nhận ra sự đau khổ và bế tắc của những nạn nhân trong xã hội thối nát đó để rồi dành cho họ những lời cảm thông tha thiết.
Sự nghiệp vĩđại mà ông để lại đã nói lên rằng ông đã sử dụng những năm tháng trong cuộc đời ngắn ngủi của mình với mức tối đa với hiệu suất phi thường. Chính ông đã từng nói: “Vấn đề cuộc sống chẳng phải là ở thời gian
dài hay ngắn của nó mà là ở tính chất lượng, tính đa dạng, ở số lượng những
cảm xúc của nó”. Có thể nói ông đã thực hiện được cái chí hướng làm nên
một Napoleong trong văn học. Điều chủ yếu là cần khách quan xem xét trong sự nghiệp của ông, ông để lại đã có những gì có ích cho đời.
Rõ ràng sự nghiệp sáng tác vĩđại của Balzac và cả cuộc đời lao động bền bỉ
của ông là phần đóng góp tích cực và lớn lao vào nền văn học Pháp và văn học thế giới. Ta cũng không quên rằng sự nghiệp vĩđại đó đã được tạo nên trong một cuộc đời vẻn vẹn 51 tuổi, với bao nhiêu khó khăn trở lực, qua bao nhiêu đau đớn khổ cực do cái xã hội tư sản đẻ ra để vùi dập tài năng.
Balzac là một trong những nhà văn lớn không được đánh giá đúng mức khi còn sống. Cảđội quân báo chí tư sản đương thời, cả giới phê bình tư sản
đương thời đã vây quanh để chửi bới, vu khống, mạt sát, rẻ rúng ông bởi chính ngay cái tội đã làm ông trở nên vĩđại. Đó là bóc trần bộ mặt xấu xa ghê tởm của chính giai cấp ông, giai cấp tư sản. Có lần ông viết cho bà Hanska: “Ở nước Pháp người ta sẽ bị khốn đốn một khi người ta tự ghi cho
mình tiếng tăm và được hoan nghênh lúc sinh thời. Chửi rủa, vu cáo, mạt sát,
tất cả những cái đó giày vò tôi. Một ngày kia, người ta sẽ biết rằng, nếu tôi
đã sống bằng ngòi bút của tôi thì chẳng hề có đồng chinh nào lọt qua túicủa
tôi mà không phải do khó nhọc và cần cù mới kiếm được. Tôi thật dửng dưng
với mọi lời chê khen. Tôi đã xây dựng sự nghiệp của tôi giữa những tiếng la
căm hờn, những làn đạn văn học. Tôi tiến lên với bàn tay vững vàng và
không nao núng”.
Muốn trở thành một nhà văn hiện thực ở thời đại cũ thì phải có can đảm, dũng khí. Cái tinh thần dũng cảm đó, chính là một đặc điểm gắn chặt với chủ
nghĩa hiện thực phê phán. Ta không quên rằng, chính Max và Enghen đã phát
hiện một cách đúng mức và sâu sắc giá trị xã hội của sự nghiệp văn học của Balzac.