IV. Kết luận về giọng điệu lạng lùng khách quan
1. Cha của David đã là chuyện làm ăn thì chẳng có bố con gì hết
Tiểu thuyết “Vỡ mộng” gồm ba phần, nội dung truyện phát triển trên hai tuyến: tuyến thứ nhất xoay quanh nhân vật chính thứ nhất là David, con một công nhân nhà in trở thành chủ xưởng in; tuyến thứ hai quan trọng hơn xoay quanh nhân vật Lucien, người có tài văn thơ và nhiều tham vọng giàu sang phú quý, nhưng kết cục bi thảm: bán linh hồn cho Vautrin. Nhân câu chuyện
đó, Balzac vẽ nên sắc nét vô cùng một số nhân vật điển hình của xã hội tư
sản: như lão Nicolas Sechard. Một gã tư sản hãnh tiến, nguyên là công nhân nhà in lợi dụng cách mạng mà trở thành chủ xưởng và làm giàu.“Cái ngày
mà lão thợ in thoáng thấy mình có cơ làm giàu, thì mối lợi đã gây cho lão
một ý thức cụ thể về tình cảnh của mình, một ý thức tham lam, đa nghi và
thấu suốt”.
Lão ta trở nên tham lam, tàn ác, thậm chí bóc lột không thương tiếc đứa con trai duy nhất. Lão đối xử với nó rất nghiêm khắc nhằm kéo dài thời gian sử
dụng cái quyền làm cha của lão. Vì vậy “những ngày nghỉ, lão bắt con học
sắp chữ và bảo nó phải học kiếm kế sinh nhai hòng một ngày kia báo hiếu
ông bố khốn khổđã vãi mồ hôi nước mắt để nuôi nó”.
Thô bạo hơn nữa là nếu trước kia lão còn thấy David là con một của lão thì sau này lão chỉ thấy nó là một khách mua hàng tự nhiên mà quyền lợi đối lập với quyền lợi của lão: lão thì muốn bán đắt mà David tất phải mua rẻ, vậy con trai trở thành một địch thủ mà lão phải đánh bại. “Sự biến đổi tình cảm
thành quyền lợi riêng tư ấy thường thường ở những kẻ có giáo dục thì nó
diễn biến từ từ, ngoắt ngéo và giả dối, nhưng ở con gấu già kia thì nó mau lẹ
và thẳng thừng”. Phương châm trắng trợn của lão: “đã là chuyện làm ăn thì
chẳng có bố con gì hết”
Lão già ấy có bệnh nghiện rượu, rượu thường làm cho con người mất tỉnh táo, dễ dãi. Thế mà với lão già ấy “cặp mắt nhỏ xám của lão ánh lên vẻ xảo
quyệt của tính keo kiệt giết chết hết thảy trong con người lão, kể cả tình cha
con, cho đến ngay trong cơn say rượu lão vẫn giữ nguyên vẹn tinh thần của
nó”
Nhiều lần ta bắt gặp giọng châm biếm, chế giễu mà Balzac dành cho con người tư sản này. “Gian buồng chỉ quét nguyên một thứ nước vôi trắng để lộ
ra cái vẻ đơn bạc trắng trợn của tính keo kiệt của con buôn”, hay những câu
như“từ chiếc khung nhỏ in một bát chữ, những mảnh gỗđể tháo chữ, những
cái chậu, hòn đá và những bàn chải để cọ, nhất nhất đều được kê giá theo
cách chi li của một gã keo kiệt”
Với con người tư sản, Balzac không xa lạ, không ngạc nhiên với những bài tính nhỏ nhặt li ti dù chỉđể tiết kiệm thêm một tí của nào của họ. Đặc sắc nhất là Balzac phát ngôn dùm, biện hộ dùm họ lí do của tính keo kiệt ấy bằng câu nói hết sức trào phúng. “Những con người rộng lượng là những thương
nhân tồi”. Vậy ai muốn thành người thành đạt trong kinh doanh thì đừng bao giờ rộng lượng.
Một điểm gặp gỡ giữa lão Grandet và lão Nicolas là nơi ở. Những con người giàu có ấy chỉ thích ở những nơi thật khiêm tốn, nếu không muốn nói là tồi tàn, dơ bẩn. Bởi chẳng bao giờ họ phí tiền cho việc sửa chữa nơi ở“bề ngoài
ngôi nhà của Séchard ăn khớp với vẻ keo kiệt cáu bẩn ở bên trong, mà con
gấu già chẳng bao giờ sửa sang gì hết”.
Con người tư sản có những suy nghĩ thật khác với đạo đức của con người thường. Balzac mỉa mai những suy nghĩ toan tính ấy “lão già lấy làm khoái
trá đã đặt con vào một tình huống khiến lão ta chẳng cần cho con cái gì mà
vẫn tỏ ra hết lòng là cha”. Cho nên David chỉđược cha đồng ý về việc hôn
nhân và“được phép” bỏ tiền túi ra xây dựng tất cả mọi thứ cần thiết trong ngôi nhà của cha. Con gấu già, kiểu mẫu của những ông bố bảo thủ, gia ơn cho con là “không đòi tiền nhà và không đoạt lấy số tiền mà hắn đã dại dột
để cha biết”. Đồng tiền quả thật có sức mạnh ghê gớm, tình cha con trở nên
tàn lụi vì nó và tình cha con bỗng trở nên cao thượng khi cha không cướp lấy tiền của con. Sự cao thượng khủng khiếp chỉ xảy ra trong quan hệ tư bản.