Nhà phát minh chân chính, cao thượng như Davd phải nhận một một kết thúc bi đát. Thế một con người có tài văn thơ, đầy tham vọng như Lucien thì tương lai có sáng sủa hơn chăng? Tính cách của Lucien- hình ảnh của Balzac một phần- đã được nhà văn phân tích tỉ mỉ và vạch rõ sự hình thành cũng như
sự phát triển do những ảnh hưởng khá phức tạp của gia đình và xã hội. Ngọn bút hiện thực của Balzac ởđây trở nên tinh vi, sắc bén vô cùng. Nhà văn đã cắm sâu nhân vật của mình vào những quan hệ xã hội phong phú, đa dạng, do
đó nó vừa nói lên tác động của hoàn cảnh đối với tính cách của nhân vật,
đồng thời vẽ ra một bức tranh xã hội rộng lớn và hết sức sinh động. Balzac cho ta theo dõi từng bước sự phát triển tính cách của nhân vật.
Anh học trò nghèo được gia đình nuông chiều, có tham vọng và cũng có lý tưởng đẹp đẽ qua bao va chạm với cuộc đời hắn tiếp thu được nhiều bài học xử thế. Đây là một trong những hình ảnh của bước tiến triển đầu tiên của Lucien. “Qua hai tiếng đồng hồ, Lucien nghe thấy rằng hết thảy mọi viêc đều
giải quyết bằng đồng tiền. Ở rạp hát cũng như ở hiệu sách, ở hiệu sách cũng
như ở tòa báo, chẳng có vấn đề nghệ thuật là vinh quang. Khối óc và trái tim
của hắn bị cái qủa lắc lớn của đồng tiền nện nhịp liên hồi”.
Là một thanh niên của thế kỉ XIX, Lucien theo đuổi người đàn bà quý tộc Bargeton. Y khao khát tình yêu và cả vinh quang. “Hai điều khao khát rất tự
nhiên ở các chàng trai vừa thỏa mãn trái tim vừa phải khắc phục cảnh nghèo
hèn”. Với Blazac điều đó rất tự nhiên chẳng những vì Lucien thực chất là
một kẻ vị kỉ, mà còn vì sự quy định của thời đại, của điều kiện xã hội. Và cũng như các chàng trẻ tuổi nhiều tham vọng, ban đầu ở Lucien “những
khuynh hướng tham vọng đó còn được kiềm chế vì những ảo tưởng đẹp đẽ
của tuổi thanh niên, vì nhiệt tình hướng về những biện pháp cao thượng”.
lên cho hắn ngồi. Những mối tham vọng của hắn được hết thảy mọi người
nuôi dưỡng, từ bạn hắn cho đến những địch thủđiên cuồng của hắn, hắn đi
vào một thế giới đầy ảo tưởng”. Trí tưởng tượng của tuổi trẻ phụ hoạ với
những lời và những ý nghĩđó một cách tự nhiên, tất thảy đều sốt xắn phục vụ
một chàng thanh niên đẹp trai và tương lai đầy hứa hẹn, cho nên “chí ít cũng
phải một bài học cay đắng và giá lạnh mới đánh tan được những ảo tường
kia”.
Chàng vĩ nhân tỉnh nhỏ lên Pari, mang theo cả một hoài bảo lớn lao được người tình cao quý hứa hẹn nâng đỡđủđiều. Nhưng nghiệt ngã thay, bài học
đầu tiên mà Pari trao tặng cho chàng thật tàn nhẫn làm sao, đau đớn làm sao! Xã hội quý tộc Pari quyền thế, hống hách, cùng bọn công tửăn chơi ngông cuồng, cười vào tận mũi chàng nhà quê ấy, cả người yêu hắn cũng ruồng rẫy hắn. Điều đó khiến chàng thi sĩ háo danh và tham vọng ấy bắt đầu mở mắt và tỉnh mộng.
Cái cơ cấu xã hội đó được vận dụng bằng chiếc lò xo duy nhất và căn bản, đó là đồng tiền. Ngay từ buổi đầu lên Pari, sau bước ruổi đầu tiên, Lucien nhận ngay ra điều bí mật đó và “Vỡ mộng” để phải kêu lên “trời ơi! Phải có tiền
bằng bất cứ cách nào!- Lucien tự nhủ- đồng tiền là thứ quyền lực duy nhất
bắt cái xã hội này phải quỳ gối”. Hắn quyết tâm “tôi sẽ thắng, tôi sẽ qua đại
lộ này bằng xe bốn bánh có quân hầu!”
Càng đi sâu vào xã hội hắn nhận thấy rằng tài năng cũng chẳng là gì nếu không có đồng tiền làm “điểm tựa”. Tất cả tấn bi kịch của chàng thi sĩ có tài văn thơ, cũng như số phận của nhà phát minh là ở chỗđó! Nhưng David thì giữđược tấm lòng trong sạch và cao thượng, rút vào cuộc sống an phận. Còn Lucien lắm tham vọng, không đủ nghị lực để kìm giữ mình thì như quả lắc nhảy từ vị trí này sang vị trí khác, báo này sang báo khác, đảng này sang
đảng khác, tùy theo tiếng gọi của tiền tài và danh vọng. Người như thế tương lai xán lạn chăng?
Trong bức thư gửi cho chị, hắn tự an ủi mình. “Nếu hiện tại lạnh lẽo, trần
trụi, hèn kém thì tương lai sẽ giàu có và huy hoàng. Phần nhiều những bậc vĩ
nhân thường trải qua những thăng trầm, chúng giày vò em mà chẳng làm quỵ
được em”. Hắn còn kiêu ngạo cho rằng “Mọi ưu phiền và sự khốn khổ chỉ có
thểđánh vào những tài năng vô danh; nhưng khi họđã nỗi danh thì các nhà
văn trở nên giàu có, cho nên em sẽ giàu có”. Suy nghĩ“những vĩ nhân của
thời đại cần phải sống cách biệt. Họ chẳng phải là những chim rừng đó sao?
Họ ca hát, họ tô điểm cho thiên nhiên và chẳng một ai nên nhìn thấy họ”.
Thế nên hắn tự hào gắn bó với Pari, không thể rời bỏ nơi lí tưởng như
vậy.“Đây là xứ sở cuả các nhà văn, nhà tư tưởng, nhà thơ. Chỉở nơi đây
danh vọng mới được vun xới và em biết được những hoa quả tốt tươi mà nó
đang được nảy nở. Chỉ ởđây các nhà văn mới kiếm được trong các viện bảo
tàng và nơi sưu tập những tác phẩm của thiên tài của quá khứ, chúng nung
nấu và kích thích trí tưởng tượng. Chỉở nơi đây mới có những thư viện đồ sộ,
luôn luôn mở cửa để cung cấp cho trí tuệ những điều cần biết và một món ăn.
Sau hết, ở Pari trong không khí và trong bất cứ chi tiết nhỏ nào cũng ẩn một
tinh thần linh hoạt đượm nhuần trong các sáng tạo văn học. Người ta học
đuợc trong chuyện trò ở quán cafe, ở nhà hát, chỉ nửa tiếng đồng hồ, nhiều
điều hơn là sống 10 năm ở tỉnh nhỏ. Ởđây tất cả quả thật đều là ngắm xem,
so sánh và học tập, hết sức rẻ mà cũng hết sức đắt. Đó là Pari, nơi mà con
ong nào cũng có cái ổ của nó và tâm hồn nào cũng tiếp thu được cái gì hợp
với nó”
Khuyên Eve “Chịđừng mong nhận thư em đều đặn, một trong những đặc
Cuộc sống ởđây dồn dập đến hãi hùng”. Y biết rõ về Pari nhưng vẫn lao vào, vẫn thân thiết gắn bó. Thật một người tham vọng.
Y đụng phải trong làng báo bảo hoàng và chính trị mối ghen tị mà chính mình cũng chẳng bao giờ ngờ đến. Đó là “Mối ghen tị phát sinh ra giữa mọi
con người đứng trước một miếng bánh để chia. Chẳng khác gì lũ chó tranh
nhau một miếng mồi, bây giờ giữa họ cùng xảy ra chuyện gầm gừ, những
thái độ, những tính cách như thế. Bọn nhà văn ấy chơi nhau hằng nghìn đòn
ngấm ngầm để làm hại nhau, bên cạnh chính quyền chúng kết án nhau là
thiếu nhiệt tình và để trừ khử mọi kẻ cạnh tranh, chúng tìm ra những mưu mô
hiểm độc nhất”
Nhưng dẫu sao thì việc “bắt Pari phải quan tâm đến mình khi đã nhận rõ đô
thành đó rộng lớn đến thế nào và nỗi khó khăn để trở thành kẻ tai mắt ởđấy,
điều đó làm Lucien say sưa thích thú”.
Quá trình tha hóa của Lucien diễn ra khá nhanh. Nhu nhược và vị kỉ, y không chống nổi sự cám dỗ. Trước viễn cảnh phú quý do bà Bargeton phác họa, y vội vã “từ bỏ những tư tưởng của đám mạt dân về sự bình đẳng ảo tưởng nêu
lên năm 1793”. Y từgã đẳng viên tự do “trở thành bảo hoàng đến tận gan
ruột”. Y theo bà ta lên Pari, rời bỏ mẹ, chị, anh rể, những người tận tụy yêu thương y, coi tương lai của y là lẽ sống. Y đã trải qua nhiều bước thăng trầm, lâm vào cảnh bơ vơ túng thiếu rồi trở thành nhà báo có tiếng tăm, được nể sợ, sao đó nhận một kết thúc cực kì thảm hại. Đường đời của y còn nhiều bước ngoặt. Tính cách y thì theo hướng đi xuống. Y đi từ sa đọa về sinh hoạt đến trụy lạc về tư tưởng, từ hư hỏng về tư cách đến phản động về chính trị. Y lặp lại cuộc sống vô sỉ của Lousteau mà có lúc y đã biết ghê tởm. Y cờ bạc trác táng, quan hệ với bọn “apphe” sách báo, điều căn bản là buôn bán cả tài năng. Thơđối với y trước đây là mục đích, nay chỉ còn là phương tiện. Trong buổi đọc thơở Angulem, giữa đám quý tộc tỉnh lẻ ngu muội, y còn biết đau
đớn, thốt lên lời tự hào chân chính. “Người ta không biết những nỗi đau khổ
của chúng tôi. Những câu thơ là những hạt giống sẽ đâm hoa kết quả trong
trái tim con người”. Vậy mà chính nhà thơấy lại viết bài bôi nhọ quyển sách
mà y công nhận rằng hay, hơn nữa lại là của D’Arthez- ân nhân và là bạn thân của y. Nhà thơấy lại còn ngồi bên xác người yêu làm những bài thơ tục tĩu, rẻ tiền mua vui cho quán rượu để kiếm tiền chôn cất nàng. Điều đó
làm “giá lạnh tâm hồn” những người phải chứng kiến cảnh đê hèn và khốn
khổ tột cùng này.
Cũng từ tỉnh nhỏ ra đi tìm danh vọng, nhưng Rastignac thành đạt còn Lucien thì hoàn toàn thất bại. Y không thuộc dòng dõi quý tộc, thiếu nghị lực và sự
cứng rắn, thiếu cả sự khôn khéo dứt khoát. Rastignac tiếp thu bài học từ
người bà con xa sau đó sửa chữa và biết xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi nhất bằng sự quỳ lụy được tính toán nhanh nhẹn và đúng lúc. Còn Lucien khi có nhiều khả năng nhất để chinh phục bà Bargeton thì lại biến bà thành kẻ
thù. Bản chất yếu đuối, y chóng mặt vì chút hư danh. Bị cuốn vào cơn lốc ăn chơi, y thôi tính toán, trở thành “đồ chơi của bọn người tham lam, đố kị và
nham hiểm”. Tự nhận mình “là con bướm lượn từ đón sáng này sang đóm
sáng khác, không kế hoạch nhất định, nô lệ của hoàn cảnh” sau khi bọn quý
tộc lừa bịp, lợi dụng và trở mặt.
Hình tượng Lucien làm sáng tỏ“sự tự vận động của tính cách” trong nghệ
thuật điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa. Lucien không kiên định trong điều hay cũng như trong điều dở. D’Arthez đã so sánh y “cây thụ cầm mà các dây
căng ra hay chùng lại theo sự thay đổi của thời tiết”. Ở tỉnh nhà y ngả
nghiêng giữa David và bà Bargeton. Lên Pari y dao động trước ảnh hưởng
của nhóm D’Arthez và nhóm Lousteau . Khi y thấy “trí tuệ là đòn bẩy”, nhờ
nó người ta có thể xoay chuyển tình thế, khi y lại cho rằng “điểm tựa của trí
vàng”, sau đó lại nghe lương tâm kêu lên rằng “lao động cần cù sẽ đưa tới
vinh quang”. Bản chất của y được hình thành do gia đình, xã hội, và môi
trường bao quanh y. Sự nuông chiều rất mực, sự hi sinh nhẫn nhục của gia
đình là nguồn gốc của thói vị kỉ và nhu nhược. Còn xã hội thì như Balzac nói: “chẳng có sự kiện nào kết án hùng hồn hơn tình trạng đớn hèn mà thời
kì Trùng hưng đày đọa đám thanh niên vào”.
Nhân vật Lucien ở khá nhiều nét chẳng phải là hình ảnh của chính Balzac đó sao? Từ chuyện tình duyên đến mối tham vọng không bờ, từ cảnh hàn vi ban
đầu đến bao bước gian truân của cuộc đời làm văn làm báo. Xét cho cùng, chẳng phải Balzac không có thiện cảm với chàng thi sĩ nhưng không vì thế
mà Balzac không nghiêm khắc phê phán Lucien và không khách quan vạch
trần những suy nghĩ thầm kín nhất, tráo trở nhất của con người ngả nghiêng
đó. Tình cảm của ông, một phần không ít dành cho Lucien nhưng lí trí thì
đứng hẳn về phía những người như David, Eve, D’Arthez, Michel…..để phê phán Lucien. Cuối cùng Balzac không thể không để nhân vật của mình rơi xuống vực thẳm. Đó là điều dũng cảm và cũng là mối mâu thuẫn trong Balzac.
5. Vautrin- nhân vật “cừ khôi” của Balzac
Khi đã bị tắt hết mọi lối, Lucien đành bán mình cho tên trùm tội phạm đội lốt linh mục. Hắn muốn lợi dụng chàng thi sĩđể tấn công vào xã hội quý tộc và tư sản. Tên quỷ sứấy bồi cho Lucien những bài học còn kinh khủng gấp ngàn lần những bài học của Lousteau. Đó là bài học bất nhân, bài học giả dối, đó là lời tuyên chiến công khai của cá nhân chống lại xã hội.
Trước hết hắn khuyên “Anh hãy nên coi những con người, nhất là người phụ
nữ chỉ là những dụng cụ, nhưng chớđể cho họ thấy điều đó, anh hãy thờ
và đừng có rời khỏi họ khi chưa bắt họ phải trả thật đắt sự luồn lọt của anh”. Hắn dò hỏi:“Anh muốn ngự trị thiên hạ phải không?”, và chỉ bảo: “Thế thì
trước hết phải tuân theo thiên hạ và học hỏi họ chu đáo”.
Để tăng sức thuyết phục, hắn dẫn chứng rằng “những kẻ quyền cao chức
trọng cũng làm những việc đê hèn gần như những kẻ mạt hạng, nhưng chúng
làm trong bóng tối và phô trương ra đức hạnh của chúng, chúng vẫn quyền
cao chức trọng mãi. Những người thấp hèn bộc lộđức hạnh của họ trong
bóng tối và phơi bày nỗi khốn cùng của họ ra thanh thiên bạch nhật: Họ bị
kinh rẻ”.
Hắn ta tuyên án đối với xã hội “xã hội của anh chẳng còn thờ thượng đế
chính thống nữa, mà là tôn thờ con Bê vàng!”. Điều đó có gì khác là bảo mọi
thần dân hãy cố gắng mà làm giàu.
Đút kết lại những lập luận sảo trá vừa rồi, hắn nói với giọng khuyên nhủ.“Tự
đặt cho mình một mục đích huy hòang, và che dấu những thủđoạn thành đạt
đi, đồng thời che dấu bước tiến của mình. Trước đây anh đã xử sự như đứa
trẻ, bây giờ hãy như người lớn, trở nên kẻđi săn, hãy mai phục đi, nấp ẩn
trong cái xã hội Pari, chờđợi một miếng mồi là chờ đợi cơ hội, chẳng nên
tiếc thân mình và cũng chẳng nên tiếc cái mà người ta gọi là phẩm giá, là vì
tất cả chúng ta đều tuân theo một cái gì, một thói hư, một nhu yếu nhưng
phải tôn trọng cái quy luật tối cao! Bí mật!”
Thế còn chưa đủ để chàng trai trẻ tin theo lời mình, hắn thêm vào “kẻ tham
vọng nào muốn chiến đấu bằng những phương châm đạo đức trong một
trường đua mà đối phương của hắn bất chấp tất, thì chỉ là một đứa trẻ mà
những tay chính trị cáo già bảo vào mặt cái điều mà những tay chơi thường
bảo vào mặt những kẻ không biết lợi dụng bo xì của hắn”. Theo lời Vautrin
thì chẳng còn pháp luật nữa, chỉ còn những tục lệ, chỉ là những cái giả hiệu,
Rất tự nhiên, rất dễ hiểu khi chàng sinh viên ôm mộng trong trắng xưa kia, qua bao nhiêu sự giày vò, ma luyện của xã hội tư sản, qua bao nhiêu bước phạm lỗi rồi hối cải cứ như lăn dần xuống một cái dốc không cưỡng lại được. Cuối cùng hắn có thể tiếp thu một cách trơn tru bài học mà Vautrin tóm tắt trong mấy câu. “Được ăn cả, ngã về không. Ta hãy tính toán đi. Khi anh ngồi
vào bàn xì, anh có bàn cãi về những điều kiện không? Luật đã định rồi anh
chỉ có việc thừa nhận”. Đó chính là cái luật lệ ăn cướp của xã hội tư sản. Và
chính đó cũng là một quy luật phát triển của xã hội tư bản mà Balzac đã nắm
được để nâng cao cuốn tiểu thuyết của ông lên trình độ một bức tranh khái