Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGỮ VĂN “ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU potx (Trang 139 - 147)

IV. Kết luận về giọng điệu lạng lùng khách quan

3. Những tác giả tiếp thu ảnh hưởng phong cách “đa giọng điệu” của Balzac

3.1. Vũ Trọng Phụng

Ở thời kì cận đại, văn xuôi chủ yếu sử dụng độc thoại, mang tính ước lệ (lời kể của tác giả hay người kể chuyện, lời độc thoại của nhân vật). Đến thời hiện đại, văn xuôi phát triển theo hướng đa thanh, đa âm, đa giọng điệu. Ở đây giọng tác giả trở thành yếu tố quan trọng trong việc liên kết các giọng

điệu của một cuộc hội thoại mang tính chất xã hội rộng lớn. Vũ Trọng Phụng là một trong số không nhiều nhà văn tạo ra được những tác phẩm như thế và “Sốđỏ” là một ví dụ tiêu biểu. Đọc tác phẩm này ta thấy trong mỗi câu, mỗi

đoạn, mỗi trang, mỗi chương và trong toàn bộ tác phẩm luôn ăm ắp tiếng cười lớn nhỏ. Tiếng cười ấy được dệt nên, được kết thành bởi những giọng

điệu trào phúng phong phú, đa dạng. Giọng điệu trào phúng chính ở “Sốđỏ” là giọng giễu nhại. Và có thể xem giọng giễu nhại như một trong những nét nổi trội trong phong cách trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

“Sốđỏ” giễu nhại ai, giễu nhại sự việc gì? Khó mà nêu ra đầy đủ bởi xã hội trong “Sốđỏ” không có thứ gì là không đáng nhại, đáng cười. Tuy nhiên có thể thấy nét chính trong giọng điệu trào phúng của tác giả, ông nhại những

phong trào tư tưởng văn hóa lai căng đang lên cơn sốt ở xã hội thành thị thời bấy giờ, những phong trào đã trở thành mốt của thời đại.

Phong trào Âu hóa về phương diện nào đó cũng có những nét tính cực. Nhưng với Vũ Trọng Phụng, Âu hóa chỉ là trụy lạc hóa. Có thể nói “Sốđỏ” giễu nhại cả xã hội vô nghĩa lí và điểm tập trung nhất là giễu nhại cái xã hội thành thị Việt Nam với hàng loạt những cải cách rất lố bịch, rất nực cười. Nào là mốt bình dân, mốt tín ngưỡng theo lối cải cách Phật giáo cho hợp thời trang. Mốt phụ nữ phải có “hai cái tình”, nghĩa là “có chng thôi mà không

có nhân tình gì hết là hèn, là xu, không đức hnh gì c, không có thông

minh nhan sc gì c, nên chng có ma nào nó theo. Nếu tôi không nhân

tình thì bn hu tôi s khinh b tôi, tôi còn sng vi đời sao được?” (lời

Hoàng Hôn, vợ Phán dây thép). Mốt khai trí tức là đưa những từ như“nước

m gì”, “m kiếp”vào ngôn ngữ giao tiếp. Nào là mốt lịch thiệp, mốt nói

tiếng Tây làm sang…..Tất cả những cái rởm đời, nhố nhăng ấy đều nhận lấy sự chế giễu qua giọng điệu hết sức trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

Tiếp đến là giễu nhại phong trào thể dục thể thao. Bản thân hoạt động này không đáng bị giễu nhại, ngược lại đáng ca ngợi. Song lợi dụng hoạt động này để làm điều không lạnh mạnh thì thật đáng phê phán. Vũ Trọng Phụng dành nhiều trang để giễu nhại phong trào thể dục thể thao do thực dân phát

động, nhất là việc phụ nữ tập thể thao. Bà Văn Minh được xem là một mẫu mực của phong trào này, bà hành động thực tế, với trang phục rất “hp thi

trang”. Thầy dạy là Xuân Tóc Đỏ, người đã từng đánh hỏng máy quả banh

trong khi dạy vì nhìn thấy cặp đùi của cô học trò này. Ông “ giáo sư quần vợt” này nguyên là thằng nhặt banh quần, nay trở thành “gia sư” cho bà Phó

Đoan. Người đàn bà luôn lo lắng “d tôi cũng phi tp th thao mi được,

khéo mà già đi mt”, nghĩ thế bà bỏ tiền ra xây sân quần để“giăng phơi

việc“chinh phc” trái tim chàng Xuân “tr trung” quan trọng hơn là việc rèn luyện sức khỏe cho bản thân mình. Vũ Trọng Phụng chế giễu không thương tiếc người đàn bà nạ dòng này “tín đồ ca ch nghĩa kha thân”, một người chính chuyên đến nỗi chồng bà kiệt sức, cạn sức, “phi chn xung sui

vàng”, một mệnh phụ “quyết tâm th tiết vi hai đời chng”. Bà “lng lơ

theo đúng nghĩa lí ca sách v thánh hin”, “ trót hư hng mt cách có tính

cht khoa hc”, cuối cùng nhận được “ bng tiết hnh kh phong”. Trong

“Sốđỏ”, rõ ràng phong trào thể dục thể thao, một chính sách mà thực dân phong kiến làm rùm beng, trở thành trò cười dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng.

Văn chương lãng mạn Việt Nam cũng có những điểm tích cực và không ít nhược điểm. Bằng giọng trào phúng, Vũ Trọng Phụng xoáy vào nét tiêu cực của phong trào văn chương lãng mạn, nhất là tiểu thuyết lãng mạn. Như cô Tuyết, người từng tuyên bố với Xuân “anh biết cho rng em lãng mn lm”. Như một số nhân vật nữ lãng mạn, Tuyết rất lãng mạn “mt trang bán x n,

nghĩa là demi vierge, nghĩa là còn tân mt na”. Người phụ nữ này chỉ

muốn “cách mnh cái gia đình h lu và khn nn đểđược t do”,đểđược

sung sướng “viết ngay mt cun tiu thuyết ca đời mình”. Hay những khi

cao hứng của lãng mạn, nàng nói với Xuân “em sung sướng quá! Em mun

chết anh ! Em mun t t….Nếu c hai ta cùng nhy xung lp sóng bc kia

thì có phi c nước s bàn tán mãi v cuc tình duyên ghê gm ca chúng ta

không!”

Bên cạnh đó, thơ lãng mạn cũng là đối tượng trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Tác giả xây dựng lên một thi sĩ lãng mạn- hôn phu của Tuyết. Với dáng người nhỏ bé, mặt hốc hác, đôi mắt lờ đờ, thân thểốm o trong bộ âu phục, thi sĩđọc những bài thơ xúc cảm, ướt át nhưng chẳng ăn nhằm gì với vài câu thơ cảm cúm nhức đầu của Xuân thời bán thuốc dạo. Bài thơ khi đọc

lên Tuyết phải trầm trồ“gii ơi anh là bc kì tài”. Còn chàng thi sĩ kia “thán

phc”, “cúi đầu” chào rồi chuồn mất với cái mặt đỏ vì hổ thẹn.

Sốđỏ” của Vũ Trọng Phụng là chuỗi cười dài nhiều giọng điệu, sắc thái, cung bậc. Ngoài giọng chủđạo là giễu nhại ta còn nhận ra nhiều giọng trào phúng khác:

_ Giọng vui đùa cười cợt ( đoạn Xuân ghẹo chị hàng mía).

_ Giọng bông phèng thoải mái ( “Trong lúc gia đình đang nhn nháo, thng

bi tiêm đếm được 1872 câu “Biết ri kh lm nói mãi” ca c C Hng”)

_Giọng châm biếm (chân dung nhà sư “ông này cũng tân thi âu hóa theo

văn minh vì ông có ba cái răng vàng trong mn, cái áo la Thượng Hi

nhum nâu, đi đôi dep láng đế cao su, và nht là đẹp giai lm, trông phong

tình lm”)

_ Giọng mỉa mai ( cái chết của cụ tổđã “làm cho nhiu người sung sướng

lm”, “mt by con cháu chí hiếu ch nóng lòng đem chôn cho chóng cái xác

chết”, “tưng bng đi đưa giy cáo phó, gi phường kèn, thuê đám ma”, “mt

đám to tát có th làm cho người chết nm trong quan tài mm cười sung

sướng” )

Giọng điệu trào phúng ở Vũ Trọng Phụng rất đặc sắc, rất thâm thúy. Chỉ xét trong “Sốđỏ” và với một thời lượng ngắn thì chưa đủ thấy hết cái hay và đặc sắc trong giọng điệu trào phúng của ông. Nhưng qua phần trên giúp ta nhận thấy rằng ông đã học tập phong cách đa giọng điệu từ Balzac.

Ở Vũ Trọng Phụng cũng có những hạn chế nhất định. Nhiều điều ông chưa thể sánh kịp Balzac. Như về quy mô hiện thực và nhất là quá trình hình thành và phát triển tính cách của nhân vật điển hình, nhân vật của ông còn thiếu độ

dày, độ sâu. Đặc biệt, nghệ thuật trào phúng của ông thiên về khoa trương, cường điệu, tượng trưng, điều này làm “Sốđỏ” bị giảm tính chân thật khách quan, nặng tính chủ quan và định kiến.

Nhưng với những đóng góp to lớn của ông vào nền văn học hiện thực phê phán nước nhà, ông vẫn được đánh giá “nhà văn của thời đại”, “người chiến sĩ tranh đấu đến phút cuối cùng”, “một nhà văn mà cái thiên tài không còn nghi ngại được”, “được đặt vào vị trí vinh quang của những người bất tử”(Nguyễn Hoàng Khung trong “Vũ Trọng Phụng- Tài năng và sự thật).

3.2. Nam Cao

Từ điển thuật ngữ văn học xác định : “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của mỗi nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là một tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trao dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác”. Nam Cao là một nhà văn lớn bởi ông là một nghệ sĩ ngôn ngữđầy tài năng. Với năng lực đặc biệt trong việc “vận dụng tiếng nói của đời sống một cách chủđộng với một trình độ nghệ thuật cao”, Nam Cao đã tạo ra trong tác phẩm của mình hầu như đủ mọi giọng điệu. Xét

trong phạm vi những sáng tác có tính trào phúng, giọng hài hước Nam Cao

được thể hiện một cách phong phú, đa dạng. Có thể nói, tiếng cười Nam Cao là một tiếng cười nhiều giọng điệu. Tiếng cười cuả ông là tiếng cười hướng nội rất sâu. Tiếng cười Nam Cao chủ yếu hướng vào đối tượng tiểu tư sản, những con người có đời sống tinh thần không đơn giản, một chiều, luôn có

đời sống nội tâm sôi sục bởi cuộc đấu tranh âm thầm và quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái phàm tục, cái nhân ái và cái ích kỉ, cái chân thực và cái giả dối…. Tiếng cười Nam Cao vì thếđa dạng hơn, sâu sắc hơn, phức tạp hơn.

Về ngôn ngữ, người ta thấy Nam Cao thiên về tạo nên những giọng điệu khác nhau làm cho tiếng cười trở nên đậm đà, thấm thía, đau xót vì đó là tiếng cười ra nước mắt. Trong tác phẩm văn học, câu văn phải có hồn, tức là câu văn có giọng, có ngữ điệu. Dù bài văn được chọn có thông báo nhiều điều

quan trọng nhưng nếu bài văn không có giọng thì đọc lên vẫn nhạt nhẽo, vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa ý vịđậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Như vậy giọng điệu có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó là thái độ, tình cảm, lập trường đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc độ tình cảm …. Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Với ý nghĩa như vậy chúng tôi tin rằng việc tìm hiểu giọng điệu trào phúng Nam Cao sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nhận ra nét đặc sắc, độc đáo của tiếng cười của nhà văn, đồng thời góp phần chứng minh rằng Nam Cao là một nhà văn đa giọng điệu.

Đã có rất nhiều người nói về sự phong phú của giọng điệu Nam Cao. Ởđây chúng tôi nhấn mạnh và khẳng định rằng tuy không chuyên về trào phúng nhưng giọng cười Nam Cao lại rất phong phú, đa dạng: có vui đùa thoải mái

(Rình trm), có cười cợt giễu nhại (Giăng sáng, Chuyn tình), có mỉa mai nhẹ

nhàng (Cười, Sng mòn), có mỉa mai cay độc (Cái mt không chơi được, Chí Phèo), có mỉa mai triết lí (Mt ba no, Sng mòn, Chí Phèo), có tự trào …. Trong những giọng cười này, tự trào bao giờ cũng nổi lên như một âm chủ. Tự trào là một hình thức châm biếm thú vị. Nam Cao luôn tỉnh táo để phân biệt một cách mẫn cảm, rõ rệt ranh giới giữ cái nghiêm túc và khôi hài, hay và dở, đúng và sai trong bản thân mình. Nam Cao cũng rất thẳng thắn và mạnh dạng để nói ra những nhược điểm, những ý nghĩ buồn cười của bản thân mà châm biếm. Giọng tự trào của Nam Cao được thể hiện trong những tác phẩm có tính trào phúng của ông dưới nhiều dạng thức khác nhau: khi thì tự trào lạnh lùng, lúc lại tự trào hờn dỗi, phổ biến nhất là tự trào cay đắng, chua chát, ngậm ngùi. Nói thể để thấy sắc thái tự trào ở tiếng cười Nam Cao rất phong phú, đa dạng. Những sắc thái cười ấy thường đan xen, trộn lẫn, khó phân biệt rành mạch. Chẳng hạn: “Hi thượng đế mà người ta đồn là rt

công bình và ch làm toàn điu nhân, sao người li cho tôi mt cái mt tai

hi thế này? Mt cái mt.. nó thế nào! Ai ch gp tôi có mt ln cũng có cm

tưởng khó chu v tôi, mc dù tôi gp ai cũng c làm mình không đến ni là

thng đáng ghét. Tôi l phép, tôi nhã nhn, hay thân mt tùy trường hp. Tôi

lưu ý mi người để chiu người. Tht công toi! Bi ri người ta c phi ghét

tôi, tuy tôi không có cớđể ghét mi kh cho tôi ch. Tôi khinh khnh ư, tôi

ngo nghễư? Tôi lèo lá quá ư? Hay trái li tôi khúm núm, tôi đê tin quá.

Hay là tôi thô tc. Không, không h không nói thế. H biết tôi không có mt

tí gì như thế. Nhưng cái mt tôi trông làm sao y. Chao ôi, chao ôi thế thì tôi

còn biết làm sao bây gi! Sinh ra cái mt tôi là gii”( Cái mt không chơi

được). Ta nhận ra tiếng cười tự trào ởđây có gì là mỉa mai chua chát, pha buồn tủi, những bao trùm vẫn là giọng tự trào lạnh lùng của con người vốn luôn biết yêu thương, nhưng lặng quá, kín đáo quá.

Nam Cao là một người nhũn nhặn, khiếm nhường nhiều khi e dè , ít nói. Ông tự phê phán nét tâm lí tính cách này bằng những lời tự trào hờn dỗi: “Y nh

đến hai tiếng hãi người mà ngày xưa bà y, b m y vn dùng để mng y, bi

vì y ch ru rú nhà, chng dám đi đâu, chng dám đến nhà ai, mà giá có

dám đến chơi nhà ai cũng tìm cách lãng đi, bi chng biết nói năng vi

người ta thế nào. Y đã ngm ngm kh s rt nhiu vì cái tt hãi người. Y c

sa nó t lâu. My năm Sài Gòn y đã c to cho y mt cá tính khác hn cá

tính ca y. Y ra ngòai tht nhiu, tìm nhng cuc hp hi, nhng chỗđông

người, c ý bn mép, m ĩ, trâng tráo, nghênh ngang và luôn luôn t bo

mình không bao gi s l. Y cũng cha mình được ít nhiu. Nhng y nghim

ra rng y ch có th bo dn nhng nơi chng có người nào biết y thôi, hay

là nhng khi y thuc vào mt bn đông. L loi và nhng ch người ta nhn

mt mình, vng v, ngượng ngu, y vn hãi người như xưa. Kh cho y là y

vi mình, mt sát mình “ăn không nên đọi, nói không nên li thì còn làm

được trò trng gì trên đời này?” (Sng mòn)

Tiếng cười tự trào của Nam Cao chủ yếu hướng vào những người thuộc tầng lớp nình, những con người luôn ý thức một cuộc sống có ý nghĩa nhưng cứ

phải sống mòn bởi cảnh “áo cơm ghì sát đất”. Cũng có khi tiếng cười tự trào của ông đậm vịđắng cay của người ước muốn làm điều ngoài tầm với

mình.“Y nhớđến mt vài thiếu n quen mt khác, sáng sáng cp r hay xách

làn mây đi qua trước ca trường, y vn làm ra v bo dng, ra đứng hiên gác

đểđược nhìn thy h, trông h rt t nhiên. Nhng lúc y chc mt y phái

vênh váo lm đấy ch chng chơi đâu! Rõ tht dơ! Giáo kh trường tư

cũng đòi nhìn mt gái tân thi! Liu lương có đủ tin cho người ta mua phn

đánh không: bng toàn rau mung luc đấy, ai mà còn chng biết! Th

tưởng ra nhng li nói chanh chua y. Y thy mình “l vô cùng” (Sng mòn)

Đọc Nam Cao ta thấy giọng văn của ông hết sức phong phú đa dạng. Chỉ ở tự

trào giọng văn cũng đã được thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Trong “Những chuyện không muốn viết” tiếng cười tự trào của tác giả có gì thật cay

đắng, đồng thời cũng là sự hờn dỗi tủi thân “Tôi đã ha vi tôi, chng bao

gi viết chuyn mình. Tôi s chng bao gi thèm đảđộng đến cái tôi-mà cái

tôi là đáng ghét. Vn biết nhiu bn đồng nghip kh kính ca tôi không

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGỮ VĂN “ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU potx (Trang 139 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)