Kết luận về giọng lãng mạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGỮ VĂN “ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU potx (Trang 131 - 133)

IV. Kết luận về giọng điệu lạng lùng khách quan

4. Kết luận về giọng lãng mạn

Balzac không những nhìn thấy bước tận cùng không tránh khỏi của giai cấp quý tộc mà còn nhìn thấy những con người chân chính của tương lai. Đó là những người như chiến sĩ cộng hoà oanh liệt Misen, nhà chính trị lớn có thể

làm thay đổi bộ mặt thế giới. Cũng phải nói tới sự có mặt trong tác phẩm cuả

Balzac không ít hình tượng những con người bình thường mà trong sạch, cao

quý kiểu như David, nàng Eve….Chính sự có mặt trong tiểu thuyết Balzac hình tượng những con người chân chính của tương lai và những con người bình thường cao quý như vậy đã đem lại cho “Tấn trò đời” một viễn tưởng lịch sử đúng đắn và bác bỏ luận điệu của một số nhà tư sản cho là Balzac bi quan. Chính điều này lại chứng tỏ rằng nhà văn hiện thực lớn Balzac không hề gạt bỏ những yếu tố trữ tình, yếu tố lãng mạn. Sự thật, Balzac đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp của chủ nghĩa lãng mạn tích cực và ông nâng lên một trình độ cao hơn. Tác phẩm của ông chứng minh một cách đầy đủ rằng chủ nghĩa hiện thực chân chính bao giờ cũng kết hợp tả chân với trữ tình, hiện thực với lãng mạn, vì đó là bản chất của đời sống, của con người.

D’Arther, Misen hay Eugnie Grandet, David, Eve, Coralie….như những ngôi sao loé lên, dù trong khoảng khăc của bóng đêm, họđem lại niềm tin, hay

đúng hơn họ giữ vững niềm tin ở con người, ở cuộc đời. Rõ ràng Balzac đã nắm được vấn đề tả chân với trũ tình, hiện thực với lãng mạn, chính trong tác phẩm của mình ông chứng minh điều đó. Mối tình trong sáng của Eugenie

Grandet, tình yêu thắm thiết của Coralie dành cho Lucien, tình yêu con quá

quắt của lão Goriot, tình bạn chân thành của nhóm D’Arthez…..tất cả đều là trữ tình, là lãng mạn và có biểu hiện lãng mạn nào bằng sự tin tưởng ở con người và dõi tới tương lai, cho dù tương lai đó ở Balzac cũng như ở thời đại ông nó chỉ là mường tượng mơ hồ.

Nhà văn XôViết A.Fadêv viết về Balzac như sau: “Balzac vĩđại vì trong các nhà nghệ thuật tư bản Tây Âu, ông thể hiện trong tác phẩm của mình sự

mãnh liệt hơn cả sự tổng hợp chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì thế mà ông là nhà văn hiện thực lớn nhất Tây Âu thế kỉ XIX” Mặc dầu nhìn thấy xã hội đương thời xấu xa, ghê tởm và không ngần ngại vạch trần bộ mặt xấu xa thảm hại của nó nhưng nhà văn vẫn không rơi vào chủ nghĩa bi quan. Ông vẫn còn giữ được lòng tin ở cuộc đời và con người. Giữa cái xã hội lang sói đó, giữa cảnh vật lộn điên cuồng tàn khốc đó, vẫn có những bông sen toả hương thơm, vẫn còn những con người chân chính nhất là trong dân nghèo, vẫn còn những mối tình thắm thiết chẳng bị hoan ố, hôi tanh vì đồng tiền.

Là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực nhưng ta vẫn bắt gặp trong văn Balzac không ít câu văn trữ tình thắm thiết. Chính ở chỗđó chủ nghĩa hiện thực của Balzac đạt tới chỗ bao gồm tả chân lẫn trữ tình, và nó mang trong nó yếu tố

CHƯƠNG VI: ẢNH HƯỞNG CA CH NGHĨA HIN THC PHÁP

ĐẾN CH NGHĨA HIN THC PHÊ PHÁN TRONG NN VĂN HC

VIT NAM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGỮ VĂN “ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU potx (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)