của xã hội Pháp
Điều tuyệt diệu ở Balzac là ông có thật phong phú những chi tiết, ngôn ngữ
và hình ảnh ý vị và chính xác, độc đáo đến bất ngờ, sắc sảo đến chết người để
chỉđích danh, đểđánh đúng nọc và làm hiện nguyên hình bộ mặt quỷ quái của mọi cơ cấu, thể chế của xã hội thối nát đương thời. Ông gọi đích danh bọn chủ nhà băng “lũ lang sói”, “bọn săn mồi”. Chúng nắm trong tay“thứ
vương quyền”, “thống trị cả ngai vàng lẫn nhân dân”, chúng làm cho đồng
tiền cũng phải vãi mồ hôi.
Balzac kể rằng “ởđây nói dài mấy cũng không đủ. Trong số một trăm bạn
đọc thì chín mươi người sẽ bị thu hút vì những chi tiết sau đây như một
chuyện gì mới lạ hấp dẫn. Và như thế càng chứng minh được sự đúng đắn
của định lí này: Chẳng có cái gì ít được biết hơn là cái người ta đều phải
biết, đó là : Pháp luật”.
Quả thật, đối với đại đa số người Pháp mô tả khéo sự vận dụng của những cơ
cấu của ngân hàng sẽ hấp dẫn họ như một chương kể chuyện du lịch ở nước ngoài. Bởi việc giải thích sẽ chứng minh cho bạn thấy bao nhiêu sự tàn ác
được che đậy dưới danh từ ghê gớm: Pháp chế! Balzac đưa ra hẳn một bản Kết toán tổng hoàn.
“KẾT TOÁN TỔNG HOÀN VÀ KINH PHÍ
- Chính khoản 1000.00
- Chứng thư 1235
- Hoa hồng nửa phần trăm 500
- Hoa hồng trọng mãi một phần
tư trăm 250
- Tem phiếu quy hoàn của
- Lãi và cước phí 300 1.02420
- Chuyển cỗ một và một phần
tư trăm của số 1.024,20 1325
1.03745”
Tiếp đến ông phân tích tỉ mỉđể người đọc thấy cái tài của giới ngân hàng.
“Các bạn hãy xét kĩ những phương thức hoàn toàn hợp pháp mà người ta
dùng, để trong vòng mười phút, về mặt Ngân hàng là cho một số vốn một
nghìn quan sinh lời hai mươi tám quan”.
Khoản thứ nhất của Kết toán tống hoàn là khoản duy nhất không chối cãi
được. Rồi đến khoản thứ hai gồm có phần của sở thuế và của thừa phát lại. Số sáu quan mà Công khố thu đểđăng kí nỗi phiền muộn của con nợ và cung cấp giấy tín chỉ sẽ còn duy trì lâu dài hà lạm! “Bạn biết rằng khỏan đó làm
lãi cho chủ băng một quan rưỡi”. Thêm vào “Món hoa hồng nửa phần trăm,
ở khoản thứ ba, được đặt ra với cái cớ tinh vi là việc không được thanh toán
nợ, thì về ngân hàng tương đương với việc chết kháu một thương phiếu”. Ai
đã đem phiếu đi để chiết khấu đều biết rằng ngoài cái số sáu phần trăm phải mất theo luật định, kẻ chiết khấu còn lấy thêm, dưới danh nghĩa khiêm tốn là hoa hồng, bao nhiêu phần trăm coi như tiền lãi mà cái tài làm sinh lời vốn của hắn đem lại cho hắn, ngoài lãi xuất hợp pháp. Hắn càng kiếm ra tiền bao nhiêu thì càng đòi bạn bấy nhiêu. Vì vậy “nên biết chiết khấu ở nhà những
thằng ngốc, đỡ tốn hơn….Nhưng về ngân hàng, có ai là ngốc không?”
Thời đó pháp luật buộc chủ nhà băng phải đưa một viên trọng mãi chứng thực lãi suất hối đoái. Ở những thị trường tồi đến nỗi chẳng có một sở hối
đoái thì viên trọng mãi được thay thế bằng hai thương nhân. Cái hoa hồng gọi là trọng mãi ấn định là một phần tư trăm số tiền ghi trong phiếu cự tuyệt.
Theo lệ thì coi hoa hồng đó là tính cho những thương nhân hay viên trọng
mãi “nhưng người chủ băng vẫn ung dung bỏ nó vào quỹ mình. Do đó có
khoản ba của bảng kết toán tuyệt diệu đó”.
Khoản thứ tư nói về giá của mảnh giấy chứng chỉ dùng để thảo bản Kết toán tổng hoàn và giá tem của cái mà người ta gọi một cách khéo léo là phiếu quy hoàn, “tức là tấm phiếu mới mà chủ băng lập để bắt bạn đồng nghiệp trả lại tiền”. Rồi thì khoản thứ năm gồm “giá cước phí lãi hợp pháp của số tiền
trong suốt thời gian nó có thể vắng mặt trong quỹ nhà băng”.
Cuối cùng đến kinh phí chuyển chỗ, nó chính là đối tượng của ngân hàng
tức“là tiền phí tổn phải trảđểđược trả tiền chuyển từ nơi này sang nơi
khác”
Bây giờ bạn hãy xét chi li bản kết toán. Bản kết toán kỳ quái đó thật sự chỉ đáng là một nghìn quan tiền nợ, với mười ba quan tiền chứng thư không trả
nợ và một số lãi nửa phần trăm vì chậm một tháng, cả thảy khoảng một nghìn mười tám quan. Nếu một nhà băng lớn ngày nào trung bình cũng lập một Kết toán tổng hoàn của một chứng khoán một nghìn quan thì họ ngày nào cũng
được lãi hai mươi tám quan. Thật đúng “nhờ ơn trời và nhờ hiến chương của
ngân hàng, thứ vương quyền mà người Do Thái phái minh vào thế kỉ thứ 12,
và ngày nay nó thống trị cả các ngai vàng lẫn nhân dân. Nói một cách khác,
một nghìn quan làm lợi cho ngân hàng đó hai mươi tám quan một ngày hay
một vạn hai trăm hai mươi quan một năm”. Hãy nhân ba số kết toán tổng
hoàn trung bình, bạn sẽ thấy những tư bản hư cấu ấy mang lại một số lợi tức là ba vạn quan. Vì vậy chẳng có gì được nâng niu, vun trồng hơn là Kết toán tổng hoàn.
Như vậy “Kết toán tổng hoàn” là một chuyện đầy những hư cấu ghê gớm mà khách nợ khi suy nghĩ về trang sách hữu ích này, từ nay cảm thấy mối kinh hãi bổ ích.