Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH bia huế (Trang 61)

6. Kết cấu của đề tài

2.7.1.Kết quả đạt được

Thứ nhất: Về tình hình cơ cấu vốn trong những năm qua đã được những thành công nhất định đó là vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Do lợi nhuận của công ty qua 3 năm luôn giữ ở mức cao đã bổ sung một lượng vốn lớn vào vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng lên thể hiện năng lực tự chủ về mặt tài chính của công ty ngày càng tốt hơn.

Thứ hai: Các khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tài sản lưu động trong khi đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản lưu động chứng tỏ công tác thu tiền từ khách hàng được quản lý tốt đem về một lượng tiền mặt lớn cho công ty, làm tăng khả năng thanh toán cho công ty.

Thứ ba: Công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh bước đầu đã đem lại hiệu quả, sức sản xuất vốn và các tỷ số ROS, ROA, ROE đều ở mức cao chứng tỏ một đồng vốn đầu tư, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Đây là thành quả rất lớn trong hiệu quả đầu tư mà công ty phấn đấu rất nhiều.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được nêu trên thì công ty vẫn còn có những hạn chế nhất định về việc sử dụng vốn của mình.

Một là: Hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng qua các năm đồng thời chiếm ở vị trí thứ 2 trong tài sản lưu động. Đây là một dấu hiệu không tích cực của công ty bởi vì hàng tồn kho tăng lên sẽ làm cho tình trạng ứ đọng hàng hóa, làm cho tốc độ quay vòng của đồng vốn chậm hơn, gây lãng phí vốn.

Hai là: Mặc dù các khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh thu nhưng có xu hướng tăng. Điều này đánh giá là một dấu hiệu không tích cực bởi vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán ảnh hưởng đối với công tác huy động vốn quay vòng, đầu tư tái sản xuất mở rộng nhằm thu lợi nhuận.

Ba là: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn biến động qua các năm chưa đi vào ổn đinh. Nhìn chung hiệu quả vẫn còn chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao chủ yếu là do công ty vừa hoàn thành xong dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại doanh thu cao nhưng tốc độ tăng lợi nhuận còn chậm so với tốc độ tăng doanh thu do công ty phải thanh toán nợ vay. Mặt khác năm 2012, công ty chuẩn bị triển khai dự án nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY BIA HUẾ

3.1. Định hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian sắp tới

Trong thời gian sắp tới, các chuyên gia kinh tế dự báo là nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó, công ty Bia Huế đã đề ra những kế hoạch, chiến lược để kịp thời thích ứng và vượt qua những khó khăn sắp tới, cụ thể là:

Thứ nhất, công ty Bia Huế sẽ tiếp tục nắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như những biến động dù nhỏ nhất của thị trường. Từ những thông tin, dữ liệu có được sẽ là cơ hội để Bia Huế triển khai tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc tung ra sản phẩm mới đáp ứng đa dạng đối tượng khách hàng cũng là điều mà công ty chú trọng.

Thứ hai, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ góp phần giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng, đảm bảo an toàn cho lao động, bảo vệ môi trường.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn các hoạt động an ninh xã hội vì cộng đồng. Đây chính là một trong những việc ưu tiên hàng đầu của công ty.

Thứ tư, dự án mở rộng nhà máy Phú Bài giai đoạn III nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty Bia Huế. Dự án có tổng mức đầu tư là 54,3 triệu USD (tương đương 1200 tỷ đồng) bao gồm các gói thầu về thiết bị, nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng. Nhà máy mới có diện tích trên 55000m2 với công suất là 200 triệu lít/ năm, sau khi đi vào hoạt động vào quý 2 năm 2014, Bia Huế sẽ cho đóng cửa nhà máy Phú Thượng cùng với hệ thống mà công ty đang có sẽ nâng cấp tổng công suất lên 360 triệu lít/ năm, có thể sản xuất được tất cả các sản phẩm bia lon và chai của Bia Huế.

3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng vốn và xác định nguồn tài trợ năm 2013

Bên cạnh nhu cầu sử dụng vốn để trang trải chi phí sản xuất kinh doanh, năm 2013 là năm mà công ty sẽ triển khai dự án mở rộng nhà máy Phú Bài giai đoạn III có

về thiết bị, nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng. Vì vậy nhu cầu vốn của công ty rất lớn. Để có thể huy động vốn đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với sự biến động của thị trường và môi trường kinh doanh của công ty từng thời kỳ.

- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty, ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

- Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn và triển vọng trong năm tới.

Nghiên cứu tình hình biến động thị trường hiện nay cũng như phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm qua cho thấy công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau đây:

- Vốn chiếm dụng: thực chất là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng nguồn vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

- Vốn vay: với chiến lược phát triển mà công ty vạch ra sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội tốt trong tương lai, do đó công ty có thể đưa bản kế hoach tới ngân hàng và sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi.

- Vốn chủ sở hữu: qua 3 năm vốn chủ sở hữu đều tăng thì đã đến lúc nguồn vốn này được sử dụng.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

Để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, hiệu quả sử dụng vốn càng cao khắc phục được những hạn chế, phấn đấu giữ vững và nâng cao uy tín của công ty về chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở phân tích cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm kết hợp với điều kiện thực tế tại công ty, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn như sau:

- Thứ nhất: Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa tài sản cố định theo quy định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới công ty có cơ sở quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh được tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao.

- Thứ hai: Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất chẳng hạn như khi thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố đinh (công ty phải chủ động nguồn cung cấp) đồng thời khi thiết bị hư hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa đưa nhanh trở lại nhằm phục vụ quá trình sản xuất.

- Thứ ba: Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để từ đó công nhân có thể sử dụng máy móc, thiết bị một cách có hiệu quả hơn.

3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Thứ nhất: Quản lí hàng tồn kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho của công ty bao gồm nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ. Quản trị hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào, ra khỏi doanh nghiệp, quản trị hàng tồn kho phải trả lời được hai câu hỏi:

- Lượng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất ? - Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng ?

Là công ty sản xuất bia nên đặc thù nguyên vật liệu chính của công ty là sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chúng được mua từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là những hợp tác xã lương thực và những hộ dân với khối lượng lớn như đường, gạo,.. Đặc biệt với nguyên liệu chính để sản xuất bia là Malt, hoa Huplon phải nhập khẩu (Malt mua từ Pháp, hoa Huplon nhập từ Đức, Mỹ, Tiệp …). Do đó cần quản lí chặt chẽ và giám sát từ đơn vị đối tác tới đơn vị vận chuyển làm sao để nguyên liệu đến kho được an toàn, đảm bảo số lượng và chất lượng. Đồng thời tránh dự trữ tồn kho quá nhiều, bởi sẽ làm tăng chi phí bảo quản kho.

Phân tích tình hình các khoản phải thu qua 3 năm qua, cho thấy các khoản phải thu có xu hướng tăng. Vì vậy công ty cần thực hiện tốt chính sách công tác thu hồi nợ. Cụ thể bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng. Bộ phận kế toán có thể kết hợp với bộ phận kinh doanh trong việc gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hàng xác nhận thời hạn trả nợ. Khi khách hàng chậm thanh toán một khoản nợ, DN có thể tìm hiểu thông tin và sẵn sàng trợ giúp. Chẳng hạn khách hàng chậm thanh toán do bản thân họ không giải quyết được lượng hàng tồn kho, DN có thể giúp khách hàng bằng cách thu hồi lại một phần hàng đã cung cấp và qua kênh phân phối của DN tìm phương án giúp giải tỏa lượng tồn kho để có tiền để trả nợ cho DN.

3.3.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý

Việc nắm bắt và nghiên cứu thị trường là vấn đề quan trọng quyết định sự thành công của Công ty trong điều kiện biến động thị trường như hiện nay. Công ty cần phải nắm bắt thông tin về giá, về thị trường, nhu cầu tiêu thụ bia. Từ đó có kế hoạch dự trữ nguyên liệu nhằm chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đối với công ty với số lượng lao động năm 2012 khoảng 600 người, mặt khác địa bàn hoạt động của công ty phân tán. Do đó việc quản lý giờ làm việc và nguyên liệu của công ty cũng gặp không ít khó khăn, phần lớn công nhân làm việc muộn lại nghỉ sớm làm cho năng suất của công ty hạn chế. Vì vậy, công ty cần có chính sách quản lý giờ làm việc và nguyên vật liệu hợp lý gắn chặt với lợi ích của công ty. Cần có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với công nhân hoàn thành tốt công việc hay không chấp hành đúng với chế độ thực hiện của công ty. Qua đó, công ty có thể nâng cao năng suất hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.

3.3.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm mục đích ký kết hợp đồng để tăng doanh thu và lợi nhuận tạo ra hướng phát triển cho công ty. Vì vậy để có kết quả kinh doanh khả quan, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, công ty cần nâng cao đội ngũ nhân viên có trình độ năng lực và đam mê trong lĩnh vực marketing.

1. Kết luận

Hiện nay công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói riêng đã trở thành công cụ sắc bén trong công tác quản lý của doanh nghiệp góp phần vào việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp.

Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cho thấy đang được cải thiện dần, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định, có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận cao. Tình hình vốn kinh doanh qua 3 năm của công ty Bia Huế không ngừng được cải thiện, trang thiết bị máy móc ngày càng hiện đại, đời sống nhân viên ngày càng nâng cao, thực hiện tốt đối với nghĩa vụ nhà nước. Ngoài những thành quả mà công ty đạt được trong 3 năm báo cáo. Khi đi vào tình hình cụ thể chúng ta thấy rằng, mặc dù hiệu quả sử dụng vốn tương đối chưa cao, số vốn huy động được chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản chiếm dụng, tình hình công nợ công ty đã thanh toán phần lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động ở mức khá cao. Những điều này đã ảnh hưởng tốt đến sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa từ chính bản thân, đông thời tranh thủ được sự chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong tổng vốn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị phát triển bền vững về mọi mặt. Hy vọng rằng, trong năm 2013 và các năm sau nữa công ty sẽ sử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả hơn và chuẩn bị thật tốt tư thế của mình để bước vào xu thế hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức, với những gian nan và chiến thắng.

2. Kiến nghị

Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của công y, tôi xin có một số ý kiến sau: * Đối với Nhà nước, cơ quan có chức năng

Một là: Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành sản xuất bia – rượu. Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng bia. Đồng thời sóm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn một cách đồng bộ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được những bước tiến vững chắc và ổn đinh.

có điều kiện nhập các máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài cũng nhập khẩu nguyên liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất.

Ba là: Đề nghị các ban ngành, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tạo điều kiện cho công ty về mặt cơ sở vật chất trên địa bàn hoạt động của công ty nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của công ty, dảm bảo việc làm cho người lao động.

Bốn là: Tạo điều kiện và cho phép doanh nghiệp xây dựng áp dụng phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định tạo cho các doanh nghiệp sớm thu hồi nhằm đầu tư sản xuất.

* Đối với Công ty

Một là: Tích cực mở rộng được thị trường kinh doanh rộng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong đó đặc biệt là xây dựng các công trình thủy lợi.

Hai là: Thu hút lưc lượng lao động bên ngoài để bổ sung, thay thế hàng năm cho công ty. Chính vì lực lượng cán bộ có trình độ tay nghề cao vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH bia huế (Trang 61)