6. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động nguồn vốn
Vốn là yếu tố quan trọng gắn liền với sản xuất kinh doanh. Nó giải quyết tất cả các mối quan hệ kinh tế phát sinh. Vốn kinh doanh tham gia vào mọi hoạt động của công ty từ khâu sản xuất, cung ứng, tiêu thụ, do vậy việc huy động nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng nhằm duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của công ty. Cũng như các doanh nghiệp khác, thì nhu cầu về vốn của công ty hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì không được cấp. Trong khi đó xuất phát từ thực tế đòi hỏi yêu cầu đáp ứng đủ nguồn vốn kinh doanh ngày một tăng như dùng để mua nguyên vật liệu, tất cả các nguyên liệu để sản xuất bia chủ yếu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài (trừ gạo), mua sắm trang thiết bị phục vụ, nâng cấp máy móc. Do đó, công ty cần có lượng vốn lớn để hoạt động, ngoài vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn chủ yếu của công ty là đi vay từ các Ngân hàng thương mại. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đi chiếm dụng của đơn vị khác góp phần tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho công ty. Để thấy được tình hình biến động nguồn vốn công ty ta xem ở bảng số 3.
Qua bảng 3 cho thấy, tổng nguồn vốn của công ty biến động qua các năm. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 132,2 tỷ đồng tương ứng tăng 13,76%. Sự tăng này là do trong năm này công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng bán hàng, điều này đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu nguyên vật liệu đáp ứng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Năm 2012, tổng vốn của công ty vẫn duy trì xu hướng tăng, tổng vốn tăng 124,668 tỷ đồng tương ứng tăng 11,41% so với năm 2011. Năm 2012, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được nhiều thuận lợi nhờ vậy đã thu được một lượng lợi nhuận khá lớn bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Mặc dù tốc độ tăng của tổng nguồn vốn giảm so với năm 2011 nhưng đấy vẫn là xu hướng tốt, bởi vì vốn chủ sở hữu vẫn đạt giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Xét về kết cấu, ta thấy nợ phải trả có sự biến động qua các năm. Năm 2011 nợ phải trả là 517,863 tỷ đồng chiếm 47,41% trong tổng nguồn vốn tăng 36,03% so với
thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân là do công ty vay nợ nhiều từ các ngân hàng và chiếm dụng vốn của khách hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2012 quy mô nợ phải trả vẫn tăng lên đạt giá trị 553,468 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng giảm xuống còn 45,47% trong tổng nguồn vốn. Lý giải điều này do trong năm 2012, công ty cũng vay nợ nhiều nhưng công ty làm ăn thuận lợi, đem lại một lượng lợi nhuận lớn bổ sung vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng lên với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả nên tỷ trọng của nợ phải trả có xu hướng giảm.
Bảng 3: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2010-2012)
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010So sánh2012/2011 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) +/- % +/- % Vốn CSH 579.560 60,38 574.595 52,59 663.659 54,53 -4.965 -0,86 89.064 15,50 Nợ phải trả 380.690 39,62 517.863 47,41 553.468 45,47 137.173 36,03 35.605 6,87 Tổng vổn 960.259 100 1.092.459 100 1.217.127 100 132.200 13,76 124.668 11,41
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nhìn chung năm 2011, 2012 ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty có sự biến động do sự biến động của các khoản nợ phải trả đầu năm so với cuối năm. Điều này chứng tỏ công ty đang dần ổn định cơ cấu vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Qua 3 năm, vốn chủ sở hữu có sự biến động, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 54,53% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do trong năm này công ty kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, đem về một lượng lợi nhuận khá lớn đã bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng lên thể hiện năng lực tự chủ về mặt tài chính của công ty ngày càng được nâng lên. Để thấy rõ hơn tình hình độc lập, tự chủ của công ty ta sẽ đi xem xét chi tiết các khoản mục trong nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Bảng 4: Nợ phải trả ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/ 2010 2012/2011 +/- % +/- % Nguồn vốn tín dụng 89.339 113.984 89.240 24.645 27,59 -24.744 -21.71 Vay ngắn hạn 49.200 69.705 65.297 20.505 41,68 -4.408 -6,32 Vay dài hạn 40.139 44.279 23.943 4.140 10,31 -20.336 -45,93
Các khoản đi chiếm dụng 291.351 403.879 464.228 112.528 38,62 60.349 14,94
Tổng cộng 380.690 517.863 553.468 137.173 36,03 35.605 6,88
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nợ phải trả gồm nguồn vốn tín dụng và các khoản đi chiếm dụng. Nhìn vào bảng 4 cho thấy nợ phải trả chủ yếu là các khoản đi chiếm dụng. Trong các khoản đi chiếm dụng thì thuế phải nộp luôn đạt giá trị lớn nhất qua các năm. Năm 2011, các khoản đi chiếm dụng và nguồn vốn tín dụng đều đạt giá trị lớn do trong năm công ty ký kết được nhiều hợp đồng bán hàng nên đã chiếm dụng một lượng vốn lớn cũng đi vay nợ để mua nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh đúng tiến độ. Năm 2012, nguồn vốn tín dụng có xu hướng giảm xuống do vay ngắn hạn và vay dài hạn đều có xu hướng giảm, giải thích cho điều này là do trong năm 2012 công ty kinh doanh thuận lợi đem lại một khoản lợi nhuận lớn, một phần dùng để thanh toán nợ vay, một phần bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Năm 2012, các khoản đi chiếm dụng vẫn duy trì xu hướng tăng, đạt giá trị lớn nhất trong 3 năm. Tình hình các khoản đi chiếm dụng của công ty được thể hiện trong bảng 3.
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) +/- % +/- %
Các khoản đi chiếm dụng 291.351 100 403.879 100 464.228 100 112.528 38,62 60.349 14,94
1. Phải trả người bán 62.889 21,59 99.674 24,68 124.720 26,87 36.785 58,49 25.046 25,12
2. Người mua trả tiền trước 28.628 9,83 23.156 5,73 14.902 3,21 -5.472 -19,11 -8.254 -35,45
3. Thuế phải nộp 111.498 38,27 156.275 38,70 211.863 45,64 44.777 40,16 55.588 35,57
4. Phải trả CNV 9.713 3,33 11.212 2,78 14.148 3,04 1.499 15,43 2.936 26,19
5. Phải trả nộp khác 78.623 26,98 113.562 28,11 98.595 21,24 34.939 44,43 -14.967 13,17
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty TNHH Bia Huế)
Trong bảng 5 biến động mạnh nhất là các khoản phải trả nộp khác, luôn đạt giá trị cao. Năm 2011, các khoản phải trả nộp khác tăng đột biến, tăng 34,939 tỷ đồng tương ứng tăng 44,43% so với năm 2010 đồng thời tỷ trọng khoản phải trả nộp khác cũng tăng lên. Năm 2011 tỷ trọng của khoản phải trả nộp khác trong các khoản đi chiếm dụng là 28,11% tăng thêm 1,13% so với năm 2010. Khoản này tăng lên được lý giải do trong năm 2011 công ty tiến hành trả cổ tức cho Carlsberg International A/S và Công ty TNHH Nhà nước Xổ số Kiến thiết Thừa Thiên Huế, đồng thời chi phí quảng cáo và vận chuyển tăng lên. Năm 2012, khoản phải trả nộp khác giảm 14,967 tỷ đồng tương ứng giảm 13,17 so với năm 2011, đồng thời tỷ trọng của khoản phải trả nộp khác cũng giảm xuống chỉ chiếm 21,24% trong các khoản đi chiếm dụng. Nguyên nhân là do trong năm công ty không tiến hành chi trả cổ tức.
Đáng chú ý kế tiếp là khoản phải trả cho người bán, khoản này cũng luôn luôn đạt giá trị cao. Năm 2011 đạt giá trị 99,74 tỷ đồng, tăng 36,785 tỷ đồng tương ứng tăng 58,49% so với năm 2010, đồng thời trong năm 2011 tỷ trọng của khoản phải trả cho người bán chiếm 24,69% trong các khoản đi chiếm dụng, tăng thêm 3,09% so với năm trước đó. Đến năm 2012, khoản phải trả người bán vẫn duy trì xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong các khoản đi chiếm dụng là 26,87%. Là một công ty lớn sản xuất bia, Bia Huế luôn phải nhập khẩu nguyên liệu bao gồm malt, hoa bublon, men từ các nước
thể thanh toán hết tất cả các khoản đầu vào của mình đòi hỏi công ty có sự so sánh chính sách tín dụng của nhà cung cấp sao cho mang lại hiệu quả nhất cho công ty.
Trong tất cả các khoản đi chiếm dụng, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất là tăng qua các năm từ 2010-2012. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng chứng tỏ từ năm 2010 tới năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển, số tiền nộp thuế cao.
Về chỉ tiêu phải trả công nhân viên đều tăng qua các năm cho thấy công ty cũng đã tận dụng chiếm dụng lương nhân viên. Qua 3 năm lương nhân viên tăng lên do lợi nhuận thu về tăng lên, mặt khác do cách tính lương trong những năm gần đây công ty điều chỉnh giá tiền lương dựa vào giá cả thị trường.
Nhìn chung trong các khoản đi chiếm dụng, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước chiếm tỷ trọng cao, khoản phải trả cho người bán và khoản phải trả nộp khác đều lớn. Đây là những khoản vốn mà công ty tranh thủ sử dụng mà không phải tốn chi phí sử dụng vốn.
2.2.1.2. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu có: Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại và các quỹ. Tình hình được thể hiện ở bảng dưới đây.
Qũy đầu tư phát triển không tăng qua các năm mà vẫn giữ nguyên giá trị là 239,17 tỷ đồng. Nguồn quỹ không tăng do vào năm 2010 nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II đã đi vào hoạt động nên nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh dường như không có. Vì vậy, mặc dù nguồn quỹ đầu tư phát triển không tăng nhưng không phải là dấu hiệụ xấu, ngược lại cho thấy công ty đã đi vào ổn định sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận chưa phân phối biến động qua các năm. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 4,965 tỷ đồng tương ứng giảm 4,02%, lợi nhuận chưa phân phối giảm là do công ty phải thanh toán nợ vay. Đến năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối tăng 89,334 tỷ đồng tương ứng tăng 72,28% so với năm trước đó, nguyên nhân do trong năm 2012 công ty làm ăn hiệu quả, đem lại lợi nhuận lớn.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Tổng cộng 579.560 574.595 663.659 -4.965 -0,86 89.064 15,50 Vốn tự có 216.788 216.788 216.788 - - - -
Qũy đầu tư phát triển 239.170 239.170 239.170 - - - - Lợi nhuận chưa phân phối 123.602 118.637 207.701 -4.965 -4,02 89.334 72,28
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nhìn chung vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng lên tính đến năm 2012 là 663,659 tỷ đồng. Đây là thành quả lớn mà công ty đã phải phấn đấu nhiều, thể hiện khả năng tự lực cánh sinh, cũng như biểu hiện sức mạnh tự chủ của công ty ngày được nâng lên.
2.2.2. Đánh giá khát quát tình hình biến động của tài sản của Công ty qua 3 năm 2010-2012
Tài sản của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng cấu thành nên doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển hiện nay, với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển thì một yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải sử dụng tài sản của mình một cách hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Thông qua sự biến động của tài sản doanh nghiệp có thể thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và sự đầu tư của doanh nghiệp vào trong sản xuất, cũng như sự biến động của nguồn vốn. Để minh chứng rõ hơn tình hình tài sản của công ty chúng ta sẽ đi vào từng khoản mục sau.
2.2.2.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Phân tích tình hình biến động của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty qua 3 năm (2010- 2012) chúng ta dựa vào bảng số 7
a. Vốn lưu động bằng tiền:
Vốn lưu động bằng tiền bao gồm các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 7, có thể thấy vốn lưu động bằng tiền chiếm tỷ lệ cao trong tài sản lưu động. Cụ thể năm 2010 chiếm 64,21% tổng tài sản lưu động, năm 2011
68,81% tổng tài sản lưu động nguyên nhân là do đặc tính của ngành sản xuất đồ uống nên nhu cầu thu chi hàng ngày rất lớn, mặt khác sau khi dự án xây dựng nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II được hoàn thành thì công ty liên tiếp ký kết nhiều hợp đồng bán hàng nên đem về lượng tiền mặt lớn cho công ty. Theo xu hướng chung vốn bằng tiền tăng được đánh giá không tích cực, không nên dự trữ lượng tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng mà phải đưa vào tái sản xuất, tăng vòng quay của vốn hoặc hoàn trả các khoản nợ. Mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh. Nhưng sự gia tăng này cũng cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố mới để từ đó có thể đánh giá chính xác trong việc sử dụng hiệu quả vốn của công ty. Công ty có nhu cầu thu, chi hàng ngày là một khối lượng tiền rất lớn để thanh toán cho các nhà cung cấp cũng như thu tiền từ khách hàng của mình. Nhưng đây là lượng tiền không ổn định, nó biến động hàng ngày tùy theo tình hình sản xuất, tùy thuộc vào biến động của thị trường về giá, vào nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Do vậy, sẽ có một lúc nào đó lượng vốn bằng tiền mặt của công ty quản lý sẽ nhàn rỗi, nhưng cũng có khi lại phải chi ra khá lớn. Để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, công ty sẽ dự trữ một lượng tiền nhất định ở mức vừa phải nhằm tránh tình trạng mức dự trữ tiền cao làm cho đồng vốn ứ đọng, không quay vòng được gây lãng phí.
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) +/- % +/- %
1. Tiền và các khoản tương đương 251.591 64,21 276.842 65,60 383.534 68,81 25.251 10,04 106,692 38,53 2. Các khoản phải thu 31.172 7,96 18.938 4,49 29.588 5,31 -12.234 -39,24 10.650 56,23 3. Hàng tồn kho 101.888 26,00 119.757 28,38 136.119 24,42 17.869 17,54 16.362 13,66
4. TSLĐ khác 7.171 1,83 6.485 1,53 8.142 1,46 -686 -9,56 1.657 25.55
Tổng TSLĐ 391.822 100 422.022 100 557.383 100 30.200 7,70 135.361 32,07
Các khoản phải thu phụ thuộc vào: Doanh thu giới hạn của lượng vốn, thời hạn và chính sách thu tiền của công ty. Từ bảng 7 cho thấy, các khoản phải thu của công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2011 các khoản phải thu giảm 12,234 tỷ đồng tương ứng giảm 34,24 % so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 tăng 10,65 tỷ đồng tương ứng tăng 56,23% so với năm 2011. Để đánh giá các khoản phải thu của công ty ở mức hợp lý hay không ta đi vào xem xét tỷ số các khoản phải thu so với doanh thu (CKPT/DT), vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.
Bảng 8: Tình hình các khoản phải thu
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Doanh thu 1.420.736 1.424.807 1.779.149 4.071 0,28 354.342 24,86 Các KPT bình quân 31.172 18.938 29.587 -12.234 39,24 10.649 56,23 CKPT/doanh thu (%) 2,19 1,33 1,66 -0,86 -39,26 0,33 24,81 Vòng quay KPT (lần/năm) 45,58 75,24 60,13 29,66 65,07 -15,11 -20.08