6. Kết cấu của đề tài
2.5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong một đơn vị kinh doanh. Vốn lưu động là loại quỹ đặc biệt của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Vốn lưu động được chi ra để mua nguyên vật liệu, tạm ứng… vốn lưu động phải có trước khi hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra và sau một chu kỳ kinh doanh. Nếu công ty làm mất vốn lưu động cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị đe dọa các khoản nợ mà công ty đang gặp phải hay công ty sẽ tiến hành thanh toán chậm các nguồn hàng, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Như vậy, vốn lưu động chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một đơn vị kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta sẽ tiến hành xem xét bảng dưới đây.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh
2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
Doanh thu thuần (Tr.đ) 1.420.736 1.424.807 1.779.149 4.071 0,29 354.342 24,87
LN sau thuế (Tr.đ) 309.904 299.854 293.147 -10.050 -3,24 -6.707 -2,24
VLĐ bình quân (tr.đ) 391.822 422.022 557.383 30.200 7,71 135.361 32,07
Vòng quay VLĐ (vòng) 3,63 3,38 3,19 -0,25 -6,89 -0,19 -5,62
Thời gian của 1 vòng quay VLĐ (ngày) 99,17 106,51 112,85 7,34 7,40 6,34 5,95
Mức doanh lợi VLĐ (lần) 0,79 0,71 0,52 -0,08 -10,13 -0,19 26,76 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (lần) 0,27 0,30 0,31 0,03 11,11 0,01 3,33 Các KPT bình quân 31.172 18.938 29.587 -12.234 -39,24 10.649 56,23 Hàng tồn kho 101.888 119.757 136.119 17.869 17,53 16.362 13,66 Giá vốn hàng bán 716.143 748.089 1.011.943 31.946 4,46 263.854 21,90 Vòng quay các KPT (lần/năm) 45,58 75,24 60,13 29,66 65,07 -15,11 -20,08 Số ngày bình quân các KPT 7,98 4,78 5,98 -3,2 -40,01 1,2 25,10
Vòng quay hàng tồn kho (lần/ năm) 7,03 6,25 7,43 -0,78 -11,10 1,18 18,88
Số ngày bình quân vòng quay HTK (ngày) 51,21 57,60 48,45 6,39 12,47 -9,15 15,88
hướng giảm xuống. Năm 2010 là 3,63 vòng, và năm 2011 là 3,38 vòng giảm 0,25 vòng tương ứng giảm 6,89% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu và vốn lưu động bình quân đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đến năm 2012, số vòng quay lưu động là 3,19 vòng, giảm 0,19 vòng tương ứng giảm 5,62% so với năm trước. Số vòng quay vốn lưu động của công ty giảm qua các năm, chứng tỏ vốn lưu động quay được ngày càng ít vòng trong một năm, làm tăng tình trạng ứ đọng vốn và ảnh hưởng tới công tác thu hồi vốn. Đây là một dấu hiệu không tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thời gian của một vòng quay vốn lưu động của công ty qua 3 năm đều có xu hướng không tốt. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động của 3 năm lần lượt là 99,17 (2010); 106,51 (2011); 112,85 (2012) ngày. Thời gian của hai năm sau tăng so với năm 2010, là do số vòng quay vốn lưu động qua các năm tăng lên. Thời gian của mỗi vòng quay vốn lưu động cho biết khoảng thời gian mà công ty thu hồi lại hết nguồn vốn lưu động mà công ty đã bỏ ra cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Như vậy thời gian càng dài thì công ty càng khó thu hồi vốn lưu động. Qua bảng số liệu trên, thời gian của mỗi vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm. Đây là một tín hiệu xấu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Khi thời gian của một vòng quay vốn lưu động càng dài thì làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm hơn, vốn quay được ít vòng, làm tăng khả năng ứ đọng vốn, gây ra lãng phí, khả năng tạo ra lợi nhuận chậm hơn. Nguyên nhân là mặc dù công ty làm ăn có hiệu quả làm tăng doanh thu nhưng công ty đã dùng một phần doanh thu để thanh toán nợ vay nên lợi nhuận giảm. Mặt khác công ty đang trong quá trình triển khai mở rộng dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn III nên đã tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài. Do hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm nên làm cho mức doanh lợi vốn lưu động từ đó cũng có xu hướng giảm xuống. Cụ thể năm 2010 mức doanh lợi vốn lưu động là 0,79 lần, tức là cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được 0,79 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 con số này là 0,71 lần giảm 0,08 lần tương ứng giảm 10,13%. So với năm 2010. Nguyên nhân là do vốn lưu động và lợi nhuận đều tăng nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động lớn hơn so với lợi nhuận, đây là biểu hiện của việc sử dụng vốn lưu động ngày càng kém hiệu quả.
là số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu. Hệ số này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng kém.
Vòng quay khoản phải thu biến động qua các năm nhưng luôn giữ ở mức cao cho thấy công ty luôn được khách hàng trả nợ nhanh. Tuy nhiên so với doanh nghiệp cùng ngành là Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Miền Tây có vòng quay khoản phải thu vào năm 202 là 7,68 lần/ năm . Cho thấy công ty có khả năng mất khả năng vì khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có chính sách tín dụng nới lỏng hơn. Vì vậy, ban quản trị của công ty cần xem xét để đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Vòng quay hàng tồn kho tuy có sự biến động qua các năm cụ thể năm 2010 là 7,03 lần/ năm; năm 2011 là 6,25 lần/ năm; năm 2012 là 7,43 lần/ năm. Nhưng vẫn giữ ở mức cao so với Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Tây là 5,57 lần/ năm. Vòng quay hàng tồn kho của công ty cao cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Qua phân tích cho thấy vòng quay hàng tồn kho giữ ở mức cao một phần do giá vốn hàng bán tăng qua các năm mà nguyên nhân sâu xa là do giá nguyên liệu tăng cao. Như vậy công ty cần tìm kiếm những nhà cung cấp rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Tóm lại, nhìn chung công ty chưa khai thác hết vốn lưu động nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Chứng tỏ, công tác quản lý chưa tốt vốn lưu động, ban quản trị của công ty cần đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ổn định và bền vững.