6. Kết cấu của đề tài
2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Trong sản xuất kinh doanh cùng với vốn lưu động thì vốn cố định sẽ tạo nên bộ mặt của công ty. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì vốn cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Cho nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một chỉ tiêu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành hàng năm để từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng 17.
Bảng 17: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh
Doanh thu thuần (tr.đ) 1.420.736 1.424.807 1.779.149 4.071 0,29 354.342 24,94 LN sau thuế (tr.đ) 309.904 299.854 293.147 -10.050 -3,24 -6.707 -2,24 VCĐ bình quân (tr.đ) 513.890 603.600 641.710 89.710 17,46 38.110 6,31 Sức sản xuất VCĐ (lần) 2,76 2,36 2,77 -0,40 -14,49 0,41 17,37 Mức doanh lợi VCĐ (lần) 0,60 0,49 0,46 -0,11 -18,33 -0,03 -6,12 Hệ số đảm nhiệm VCĐ (lần) 0,36 0,42 0,36 0,06 16,67 -0,06 -14,29
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, sức sản xuất của vốn cố định của công ty có sự biến động qua các năm. Sức sản xuất vốn cố định qua các năm lần lượt là 2,76; 2,36; 2,77 lần ở các năm 2010, 2011, 2012. Nghĩa là vào năm 2010, cứ một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 2,76 đồng doanh thu. Vào năm 2011, cứ một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 2,36 đồng doanh thu. Tương tự như vậy, năm 2012 cứ một đồng vốn cố định tạo ra cho công ty 2,77 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2011, doanh thu và vốn cố định bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của vốn cố định nên sức sản xuất vốn cố định giảm so với năm 2010. Đến năm 2012, do công ty làm ăn hiệu quả nên doanh thu tăng mạnh là 24,94% trong khi vốn cố định chỉ tăng 6,31% so với năm 2010, vì vậy sức sản xuất vốn cố định tăng trở lại là 2,77 lần cao hơn 0,41 lần so với năm 2011, và cao hơn 0,01 lần so với năm 2011. Cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định của công ty được cải thiện. Do lợi nhuận giảm qua các năm trong khi vốn cố định bình quân tăng qua các năm làm cho mức doanh lợi vốn cố định giảm xuống qua các năm, nghĩa là khi bỏ ra đầu tư một đồng vốn cố định công ty sẽ thu về mức lợi nhuận ngày càng thấp. Năm 2012, mức doanh lợi vốn cố định đạt bé nhất, đạt 0,46 lần do trong năm này công ty làm ăn hiệu quả đem lại một lượng doanh thu lớn nhưng một phần doanh thu công ty dùng để thanh toán nợ vay nên lợi nhuận vẫn giảm 2,24% so với năm trước, trong khi đó vốn cố định bình quân tăng 6,31% so với năm 2011. Mặc dù mức doanh lợi vốn cố định giảm qua các năm là một dấu hiệu xấu, nhưng với lí do làm mức doanh lợi vốn cố định giảm như trên thì chưa thật sự đáng lo ngại.
Hệ số đảm nhiệm vốn cố định cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định biến động qua các năm lần lượt là 0,36 lần;
nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân, do đó hệ số đảm nhiệm vốn cố định tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số đảm nhiệm vốn cố định có xu hướng giảm xuống do tốc độ tăng của doanh thu thuần là 24,94% so với năm 2011, trong khi đó tốc độ tăng của vốn cố định bình quân là 6,31%. Sự giảm xuống của hệ số đảm nhiệm vốn cố định là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định trong năm 2012 là hiệu quả.
Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao, chứng tỏ công ty chưa khai thác hết tài sản cố định của đơn vị mình. Công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian tới.