Phương pháp dạy bài mớ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 73 - 75)

- Khái niệm sinh lí tiêu hóa Khái niệm sinh lí tuần hoàn

3.3.1.Phương pháp dạy bài mớ

a. Phương pháp dạy các kiến thức hình thái - giải phẫu

- Yêu cầu cần đạt:

Xác định được vị trí, hình dạng, mô tả được cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của các cơ quan và hệ cơ quan trọng cơ thể, làm cơ sở cho việc chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan đó, từ đó thấy được mối liên hệ thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của chúng.

Phân tích được đặc điểm cấu tạo của một số cơ quan. hệ cơ quan của người so với động vật, đặc biệt là lớp Thú để thấy rõ nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người; đồng thời hiểu rõ những sai khác về chất của con người so với động vật là kết quả của quá trình lịch sử tiến hóa lâu dài trong quá trình lao động và các mối quan hệ của xã hội.

Cần rèn luyện và phát triển các kĩ năng: quan sát, nhận biết, mổ xẻ và các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa. Quan đó hình thành ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh cho cơ thể.

- Phương pháp dạy

Phương pháp được ưu tiên sử dụng là các phương pháp trực quan kiểu tìm tòi, nghiên cứu. PTTQ đóng vai trò là “nguồn” dẫn tới tri thức mới cho HS, vì vậy nếu sử dụng kiểu GTMH thì sẽ không hiệu quả. HS trực tiếp tri giác PTTQ tìm tòi, nghiên cứu tự lực tìm ra tri thức thông qua sự hướng dẫn, tổ chức của GV.

Tuy nhiên, một số kiến thức về cấu tạo các cơ quan và hệ cơ quan đã được học trong phần động vật lớp 7. Do tính chất kế thừa của các kiến thức giải phẫu mà GV có thể vận dụng phương pháp thuyết trình mô tả; phương pháp đàm thoại và phương pháp giải thích minh họa, nhằm tiết kiệm thời gian.

Phương pháp giải thích minh họa kết hợp mô hình, sơ đồ, tranh vẽ cũng được sử dụng để trình bày các kiến thức khó, phức tạp mà trình độ các em chưa đủ để nghiên cứu.

b. Phương pháp dạy các kiến thức sinh lí, sinh thái

- Yêu cầu cần đạt

Xác định được chức năng sinh lí của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể liên quan với các cấu trúc của chúng.

Giải thích được những thay đổi trong hoạt động sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan cũng như toàn cơ thể dưới tác động của các yếu tố môi trường.

Xác định rõ vai trò của thần kinh - thể dịch trong việc đảm bảo sự cân bằng các hoạt động sinh lí của cơ thể.

Rèn luyện các kĩ năng tổ chức các thí nghiệm đơn giản, rèn luyện các thao tác tư duy, như: phân tích, so sánh, đối chiếu trong quan sát kết quả thí nghiệm để tìm ra kết quả,…

- Phương pháp dạy

Ưu tiên sử dụng các phương pháp thí nghiệm. Thí nghiệm cho phép chúng ta đi sâu nghiên cứu các hiện tượng, các quá trinh sinh lí trong điều kiện nhân tạo được khống chế. Đối tượng thí nghiệm có thể là các động vật hoặc chính cơ thể của các em.

Phương pháp thí nghiệm được sử dụng tùy theo các mục đích khác nhau. + Thí nghiệm đóng vai trò là nguồn dẫn tới tri thức cho HS: Biểu diễn thí nghiệm tìm tòi (do GV biểu diễn) hoặc thực hành thí nghiệm nghiên cứu (do HS tiến hành). Ví dụ: Bài Tủy sống (SGK trg. 34)

+ Sử dụng thí nghiệm như một biện pháp để xác định nhiệm vụ nhận thức, tức là dùng để đặt vấn đề, tạo mâu thuẫn, hứng thú học tập để chuẩn bị cho một vấn đề mới. Ví dụ: SGK

c. Phương pháp dạy các kiến thức ứng dụng

những phương pháp cấp cứu (gãy xương, ngạt thở,…), của các biện pháp tăng cường sức khỏe sinh sản vị thành niên,…

Chú ý rèn luyện các kĩ năng: thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện sức khỏe, vận dụng kiến thức sinh lí người vào đời sống thực tế, lao động, học tập. Rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp.

Hình thành thái độ tự giác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường sống. Chống mê tín dị đoan về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tật. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách phòng chống ma túy, và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

- Phương pháp

Ưu tiên sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi. GV cần khai thác triệt để vốn tri thức đã có, vốn sống và kinh nghiệm mà HS đã được tích lũy để các em tự tìm ra các biện pháp vệ sinh, phương pháp xử lí các tình huống (hô hấp nhân tạo, băng bó,…), giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng (tránh thai), của các hiện tượng thực tế,…

(Nghiên cứu ví dụ SGK, trg. 41)

3.3.2. Phương pháp dạy các bài ôn tập tổng kết (Tự nghiên cứu)

3.3.3. Phương pháp dạy các bài thực hành (Tự nghiên cứu)

4. Phương pháp dạy học Sinh học 9

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 73 - 75)