0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

PP biểu diễn thí nghiệm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 49 -50 )

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

c. PP biểu diễn thí nghiệm

Các thí nghiệm giúp HS phát hiện tính quy luật của các quá trình, phán đoán mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng.

Theo mặt bên trong thì PP thí nghiệm cũng được chia làm 2 PP: • Biểu diễn thí nghiệm – Tái hiện thông báo

• Biểu diễn thí nghiệm – Giải thích minh họa • Biểu diễn thí nghiệm – Tìm tòi bộ phận • Biểu diễn thí nghiệm – Nghiên cứu

Trong 3 PP trên thì PP BDTN – TTBP và PP BDTN - NC là hiệu quả nhất, vì vậy GV cần lưu ý sử dụng. Nghiên cứu ví dụ ở SGK trang 62 và cho hãy cho biết điểm khác nhau cơ bản của hai PP BDTN theo kiểu giải thích minh họa và kiểu nghiên cứu.

Ngày nay nhờ các phần mềm tin học, người ta có thể thiết kế các thí nghiệm ảo thay thế cho các thí nghiệm trên đối tượng vật thật, nhờ đó mà việc BDTN đơn giản hơn và hiệu quả dạy học cao hơn.

Khi tiến hành thí nghiệm GV cần phải nắm vững kĩ thuật, chủ động phán đoán các khả năng có thể xẩy ra và cách xử lí và cần phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS quan sát, thảo luận, các nhận xét, kết luận cần rút ra.

3.1.3. Nhóm phương pháp thực hành

Trong nhóm PP này, công tác độc lập của HS hoặc làm việc theo nhóm trên đối tượng thực hành là nguồn thông tin dẫn tới tri thức mới. HS trực tiếp thực hiện các thao tác thực hành trên đối tượng dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV để từ đó tự lực rút ra các kiến thức mới, kĩ năng mới. Bằng cách này, HS nắm vững kiến thức chắc chắn hơn, đặc biệt là biết rõ con đường dẫn tới tri thức mới, đồng thời phát triển tư duy, kĩ năng và chuẩn bị khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 49 -50 )

×