0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Phân tích các kiến thức cơ bản trong một bài học

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 33 -34 )

h. Phân tích cấu trúc chương trình SH THCS

3.5. Phân tích các kiến thức cơ bản trong một bài học

Sau khi xác định mục tiêu, chúng ta cần phân tích kĩ nội dung bài học, xác định những kiến thức cơ bản nhất và lập thành dàn bài chi tiết để làm cơ sở cho việc soạn giáo án.

Gợi ý:

- Nếu bài có nhiều kiến thức sự kiện, phải chọn những sự kiện làm cơ sở để hình thành các khái niệm, quy luật trong bài đó.

- Nếu là kiến thức khái niệm hãy tìm hiểu kĩ dấu hiệu bản chất nhất của khái niệm đó, đặt nó vào trong hệ thống các khái niệm đã có, diễn đạt thành 1

câu định nghĩa cô đọng, chính xác. Nếu SGK đã có câu định nghĩa thì xem xét có cần bổ sung gì không, và phân tích thành các dấu hiệu chung và bản chất.

- Nếu là kiến thức quá trình: Phân tích các thành phần tham gia, các giai đoạn, sản phẩm tạo thành, ý nghĩa của quá trình, ...

- Nếu là kiến thức quy luật: Cần phải phân tích kĩ để tìm ra tính quy luật và cần phát biểu thành mệnh đề. Đây là kiến thức quan trọng, nhiều bài trong SGK chưa phát biểu rõ ràng, vì vậy GV cần phải gia công sư phạm để phát biểu thành các quy luật, đồng thời nêu ra ý nghĩa và vận dụng quy luật đó vào thực tiễn.

...

Dàn bài càng chi tiết thì việc soạn GA càng thuận lợi và bám sát nội dung, không bỏ sót nội dung.

Ví dụ:

- Nghiên cứu 2 ví dụ SGK

- Bài 35. ẾCH ĐỒNG

I. ĐỜI SỐNG

- Môi trường sống: Ở cạn (nơi ẩm ướt, gần bờ ao,...); dưới nước - Dinh dưỡng: Kiếm mồi vào ban đêm, thức ăn là sâu bọ, cua, cá... - Ếch là động vật biến nhiệt, nên thường trú ẩn vào mùa đông.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 33 -34 )

×