Kĩ năng quan sát, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, cây trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 66 - 69)

(Tham khảo SGK, trang. 44 – 45)

1.3. Các phương pháp đặc thù trong dạy học thực vật

1.3.1. Các phương pháp trực quan1.3.2. Các phương pháp thực hành 1.3.2. Các phương pháp thực hành

Cần chú ý rèn luyện các kĩ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa.

Sử dụng các phương pháp trực quan là chủ yếu, kết hợp với phương pháp thực hành và phương pháp dùng lời (đàm thoại tìm tòi). Kết hợp hình thức dạy học trong nhóm nhỏ, dạy học thông qua tham quan ngoại khóa.

(NC ví dụ ở SGK, trg.55)

1.4.2. Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu học thực vật

Luôn đặt các kiến thức về giải phẫu trong MQH với chức năng của nó đối với cơ quan, cơ thể và với môi trường sống.

Ưu tiên sử dụng phương pháp trực quan và thực hành kết hợp với hình thức dạy học trong nhóm nhỏ để thiết kế các hoạt động học tập.

Cần chú ý phát triển khả năng tư duy và các kĩ năng bộ môn, đặc biệt là làm tiêu bản, sử dụng KHV để quan sát tiêu bản

(NC ví dụ ở SGK, trg.55)

1.4.3. Phương pháp dạy kiến thức sinh lí học thực vật

Ưu tiên sử dụng phương pháp tổ chức các thí nghiệm thực hành kết hợp với phương pháp trực quan (Quan sát tranh ảnh, mô hình động) và vấn đáp tìm tòi. Cần hướng dẫn, tập dượt cho các em tự bố trí các thí nghiệm sinh lí thực vật.

Rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là khả năng phán đoán các kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả đó. Rèn luyện kĩ năng tổ chức thí nghiệm, theo dõi, ghi chép, phân tích, tổng hợp và khái quát để rút ra các kết luận khoa học.

1.4.4. Phương pháp dạy kiến thức phân loại thực vật

Sử dụng phương pháp trực quan và thực hành thông qua biện pháp so sánh và hình thức học tập nhóm để HS phân biệt các nhóm TV khác nhau, phân biệt VK với Nấm và Địa y.

Kết hợp sử dụng PPTQ là các tranh ảnh, phim, mẫu vật khô đối với các nhóm TV hiếm, khó tìm kiếm.

Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, và nhận dạng các nhóm thực vật trong tự nhiên.

1.4.5. Phương pháp dạy kiến thức sinh thái học và bảo vệ môi trường

Các kiến thức sinh thái học luôn gắn liền với việc bảo vệ môi trường, vì vậy khi dạy loại kiến thức này cần đặt trong mối quan hệ với nhau. Kiến thức sinh thái làm nền tảng cho việc hình thành các kiến thức, kĩ năng và thái độ bảo vệ môi trường.

Kiến thức sinh thái học được tích hợp trong các bài về hình thái, giải phẫu, sinh lí học thực vật. Do vậy khi khai thác cần chú ý để rút ra các kiến thức sinh thái học và lồng ghép GDMT.

1.4.6. Phương pháp dạy kiến thức tiến hóa của giới thực vật

Kiến thức về tiến hóa là kiến thức khó, trừu tượng. Để lĩnh hội được thì cần phải rèn luyện cho HS khả năng so sánh và khái quát hóa thông qua các kiến thức về hình thái, cấu tạo, giải phẫu của các nhóm thực vật trong mối quan hệ với chức năng và sự thích nghi của nó đối với môi trường sống. Cần hướng dẫn HS khái quát thành các sơ đồ theo sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện để HS thấy rõ chiều hướng tiến hóa và dễ ghi nhớ.

Ưu tiên sử dụng các phương pháp trực quan, quan sát mẫu vật, hình ảnh, phim.

1.5. Phương pháp củng cố hoàn thiện kiến thức trong DH SH 6 (Tự N/C)1.6. Phương pháp KT – ĐG trong dạy học SH 6 (Tự N/C) 1.6. Phương pháp KT – ĐG trong dạy học SH 6 (Tự N/C)

2. Phương pháp dạy học Sinh học 7

2.1. Khái quát về Sinh học 7

2.1.1. Vị trí môn Động vật học ở trường THCS2.1.2. Nhiệm vụ dạy học phần ĐVH ở trường THCS 2.1.2. Nhiệm vụ dạy học phần ĐVH ở trường THCS 2.1.3.Cấu trúc chương trình SH 7

2.1.4. Nội dung chương trình

2.2. Hình thành và phát triển các khái niệm và kĩ năng trong chương trình SH7

2.2.1. Khái niệm chuyên khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Khái niệm hình thái học động vật

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 66 - 69)