0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

PP HS thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 51 -51 )

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

c. PP HS thực hành thí nghiệm

Trong PP này SH tự bắt tay vào tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV chứ không phải quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn. Mặt khác, HS tác động vào đối tượng nghiên cứu bằng các điều kiện nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hoặc vài yếu tố xác định, tập trung theo dõi một vài khía cạnh nhất định.

Trong chương trình SH THCS có thể giao cho từng HS hoặc theo nhóm HS tiến hành một số thí nghiệm đơn giản về sinh lí thực động vật, như thí nghiệm xác định chất hữu cơ được tạo ra từ lá cây khi có ánh sáng; Thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình quang hợp; …

Để thí nghiệm của HS thu được kết quả, GV cần xác định rõ mục đích, hướng dẫn kĩ về mặt kĩ thuật, cung cấp các dụng cụ, hóa chất,… cần thiết và tổ chức theo dõi ghi chép, thu thập số liệu, phân tích kết quả.

Khi HS tự tiến hành thí nghiệm và thu được kết quả thì chắc chắn các ẹm sẽ nắm vững tri thức hơn và hiểu rõ bản chất của chúng. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS tập làm quẹn với những TN đơn giản để phát huy tính sáng tạo, độc lập tìm ra tri thức, đáp ứng nhu cầu thích học hỏi, khám phá của các em.

3.2. Loại phương pháp hoàn thiện tri thức (Tự nghiên cứu)

Khâu hoàn thiện kiến thức bao gồm việc ôn tập, củng cố, luyện tập và vận dụng, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo nhằm chính xác hóa, khắc sâu, củng cố, khái quát hóa và vận dụng kiến thức đã học. Hoàn thiện củng cố tri thức được thực hiện vào cuối một hoạt động, cuối bài học, chương, phần, học kì hay cuối năm học,… Có thể vận dụng 3 nhóm PP dùng lời, trực quan và thực hành tùy theo loại kiến thức và yêu cầu của GV. Sau đây là một số phương pháp:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 51 -51 )

×