Quy trình xử lý BĐN không tiệt trùng bởi chế phẩm visinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý bã đậu nành bởi chế phẩm vi sinh bacillus sp ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 56 - 59)

- Hàm lượng đường khử trong nguyên liệu được tính theo công thức sau:

4.3. Quy trình xử lý BĐN không tiệt trùng bởi chế phẩm visinh

Bacillus sp. (B. subtilis DC5 và B. amyloliquefacien N1)

Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xây dựng được quy trình xử lý BĐN bởi chế phẩm vi sinh Bacillus sp.:

Chủng vi sinh Bacillus sp. Nuôi cấy thu sinh khối

Chế phẩm vi sinh

Nuôi cấy phát triển tế bào, sinh enzyme ở 37oC

Bã đậu nành tiệt trùng Ủ trong 4 giờ

Bã đậu nành đã xử lý

Nuôi cấy ở 37oC

Bã đậu nành không tiệt trùng

Hình 4.13. Sơ đồ quy trình xử lý BĐN bởi chế phẩm vi sinh Bacillus sp.

Quy trình hình 4.13 về quá trình xử lý BĐN bởi chế phẩm vi sinh Bacillus

sp. có các công đoạn chính là: nuôi cấy thu nhận sinh khối vi khuẩn, nuôi cấy

thu nhận chế phẩm và phối trộn xử lý BĐN bằng chế phẩm vi sinh.

• Nuôi cấy thu nhận sinh khối vi khuẩn:

Hai chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus là: B.subtilis DC5 và B.

amyloliquefacien N bước đầu được nuôi cấy trong môi trường thạch cơ bản. Sau

24 giờ, khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn được đưa vào bình tam giác để nuôi lắc 140 vòng/phút ở 37oC trong 24 giờ. Sau khi nuôi lắc 24 giờ, tiến hành ly tâm (4000 vòng/phút) để thu sinh khối của 2 chủng rồi xác định mật độ sinh khối vi khuẩn thu được bằng máy đo quang phổ.

• Nuôi cấy thu nhận chế phẩm:

Sinh khối vi khuẩn thu được được đưa vào môi trường BĐN đã tiệt trùng để nuôi cấy thu nhận chế phẩm vi sinh thô. Đối với chế phẩm vi sinh B. subtilils DC5 thì mật độ tế bào ban đầu đưa vào nuôi cấy là 106 cfu/g BĐN tiệt trùng. Đối với chế phẩm vi sinh chứa B. amyloliquefaciens N1 thì mật độ tế bào ban đầu đưa vào nuôi cấy là 107 cfu/g BĐN tiệt trùng. Nhiệt độ nuôi cấy để thu nhận cả hai chế phẩm là 37oC, thời gian nuôi cấy thu nhận chế phẩm vi sinh B.

subtilils DC5 là 20 giờ và thời gian nuôi cấy thu nhận chế phẩm vi sinh B.

amyloliquefacien N1 là 24 giờ. BĐN làm cơ chất nuôi cấy thu nhận chế phẩm vi sinh được tiệt trùng ở 121oC trong 15 phút và để nguội ở nhiệt độ phòng.

Sau thời gian nuôi cấy thích hợp cho cả hai chủng vi khuẩn trong BĐN tiệt trùng thu được chế phẩm vi sinh B. subtilis DC5 và chế phẩm vi sinh B.

amyloliquefacien N1.

• Xử lý BĐN không tiệt trùng bằng chế phẩm vi sinh Bacillus sp.:

Chế phẩm vi sinh thu được (gồm chế phẩm: B. subtilis DC5 và B.

amyloliquefacien N1) được phối trộn theo đúng tỉ lệ để xử lý BĐN không tiệt trùng.

Đối với BĐN xử lý bằng chế phẩm vi sinh B. subtilis DC5 được phối trộn với tỉ lệ 5% so với lượng BĐN cần xử lý. Sau khi phối trộn đều chế phẩm với BĐN, đưa đi ủ nuôi cấy phát triển sinh khối và sinh enzyme (ở 37 oC trong 20 giờ). Sau 20 giờ, BĐN được đưa đi ủ thủy phân ở 40 oC trong 4 giờ để tạo điều kiện cho enzyme ngoại bào sinh ra trong BĐN thủy phân xử lý BĐN, sau thời gian ủ sẽ thu được BĐN đã xử lý.

Đối với chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1 thì tỉ lệ phối trộn để xử lý là 10% so với lượng BĐN cần xử lý. Phối trộn đều chế phẩm với BĐN và đưa đi nuôi cấy phát triển tế bào trong 24 giờ ở 37 oC. Sau đó, BĐN được ủ ở 45oC trong vòng 4 giờ. Sau thời gian ủ thủy phân, thu được BĐN đã xử lý bởi chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1.

BĐN sau khi xử lý là hỗn hợp bã nhuyễn hơn BĐN chưa xử lý, trong đó các thành phần khó tiêu hóa như: rafinose, stachyose và một số thành phần cacbohydrate khác cũng như protein thô của BĐN được thủy phân thành các thành phần dễ tiêu hóa hơn.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý bã đậu nành bởi chế phẩm vi sinh bacillus sp ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w