Mật độ tế bào sống trong chế phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý bã đậu nành bởi chế phẩm vi sinh bacillus sp ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 45 - 46)

- Hàm lượng đường khử trong nguyên liệu được tính theo công thức sau:

4.1.2. Mật độ tế bào sống trong chế phẩm

Sau các thời gian (16 giờ, 20 giờ và 24 giờ) nuôi cấy vi khuẩn trong BĐN tiệt trùng ở 37oC, chúng tôi tiến hành xác định mật độ tế bào sống bằng phương pháp đếm khuẩn lạc (phương pháp Koch). Kết quả xác định mật độ tế bào sống trong chế phẩm vi sinh Bacillus sp. được thể hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Mật độ tế bào sống trong chế phẩm chứa B. subtilis DC5 và B. amyloliquefacien N1 Mật độ tế bào Mẫu khảo sát B. subtilis DC5 [cfu/g (x1014)] B. amyloliquefacien N1 [cfu/g (x1014)] 16 giờ 15,490c 8,511cb 20 giờ 29,289a 9,333bc 24 giờ 17,044b 16,289a

(Kết quả xử lý sai khác theo cột, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê, Duncan’test (P< 0,05))

Qua kết quả đếm mật độ tế bào sống trong chế phẩm cho thấy: mật độ tế bào trong chế phẩm chứa B. subtilis DC5 đạt cao nhất tại 20 giờ (29,289.1014 cfu/g) và mật độ của B. amyloliquefacien N1 đạt cao nhất ở 24 giờ (16,289.1014 cfu/g).

Theo kết quả bảng 4.3, mật độ tế bào sống ở chế phẩm vi sinh chứa B. subtilis DC5 có xu hướng tăng từ 16 giờ (15,490.1014 cfu/g) lên 29,289.1014 cfu/g ở 20 giờ và có hướng giảm xuống ở mẫu khảo sát 24 giờ (17,044.1014 cfu/g). Mật độ tế bào sống ở chế phẩm vi sinh chứa B. amyloliquefacien N1 lại có xu hướng tăng dần từ 16 giờ (8,511.1014 cfu/g) đến 24 giờ (16,289.1014 cfu/g).

Kết quả đếm mật độ tế bào sống trong các mẫu đối chứng (BĐN tiệt trùng không bổ sung chủng vi khuẩn) là 0 cfu/g.

Từ kết quả đếm mật độ tế bào sống ở bảng 4.3 và kết quả đo hoạt độ enzyme ngoại bào sinh ra ở bảng 4.1, 4.2 của hai chế phẩm Bacillus cho thấy: Trong chế phẩm vi sinh B. subtilis DC5 có mật độ tế bào sống cao nhất ở 20 giờ, cũng ở thời gian khảo sát đó thì hoạt độ enzyme sinh ra trong chế phẩm là cao nhất. Chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1 cũng vậy, ở 24 giờ nuôi cấy chế phẩm có mật độ tế bào sống cao nhất và hoạt độ enzyme ngoại bào sinh ra cao nhất trong các giờ khảo sát. Do vậy mà ở đây ta thấy có sự tương đồng giữa mật độ tế bào sống trong chế phẩm qua các giờ khảo sát với hoạt độ enzyme ngoại bào sinh ra ứng với các giờ nuôi.

Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu nuôi cấy thu nhận chế phẩm vi sinh

Bacillus sp. trong BĐN, chúng tôi đã tìm được thời gian nuôi cấy mà 2 chủng vi

khuẩn có khả năng sinh enzyme ngoại bào và mật độ tế bào sống cao để thu nhận chế phẩm (20 giờ đối với B. subtilis DC5, 24 giờ đối với B.

amyloliquefacien N1) . Thời gian nuôi cấy thu nhận chế phẩm được lựa chọn để

tiến hành nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý bã đậu nành bởi chế phẩm vi sinh bacillus sp ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w