KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý bã đậu nành bởi chế phẩm vi sinh bacillus sp ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 59)

- Hàm lượng đường khử trong nguyên liệu được tính theo công thức sau:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu và các kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Đã nghiên cứu thu nhận được chế phẩm vi sinh Bacillus sp. (B. subtilis DC5 và B. amyloliquefacien N1) trong BĐN tiệt trùng. Các thông số cho nuôi cấy thu nhận chế phẩm là:

+ Nhiệt độ nuôi cấy 37oC.

+ Thời gian nuôi cấy: 20 giờ để nuôi cấy thu nhận chế phẩm vi sinh B. subtilis DC5 và 24 giờ để thu nhận chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1

trong BĐN.

2. Chế phẩm vi sinh Bacillus sp. có khả năng xử lý BĐN không tiệt trùng tốt nhất khi bổ sung 5% chế phẩm B. subtilis DC5; 10% chế phẩm chứa B.

amyloliquefacien N1 để xử lý BĐN. Nhiệt độ ủ xử lý tốt nhất tương ứng với tỉ lệ

5% chế phẩm B. subtilis DC5 để xử lý BĐN là 40oC, với tỉ lệ 10% chế phẩm B.

amyloliquefacien N1 thì nhiệt độ ủ thích hợp nhất là 45oC.

3. Từ các kết quả khảo sát đã lập được quy trình xử lý BĐN bằng chế phẩm vi sinh Bacillus sp.

5.2. Kiến nghị

Từ các kết luận trên, chúng tôi có những kiến nghị về việc tiếp tục phát triển đề tài như sau:

- Nghiên cứu chế độ sấy để thu nhận chế phẩm vi sinh ở dạng khô.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình xử lý BĐN bởi chế phẩm Bacillus sp. Cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng như: nhiệt độ nuôi cấy, pH ban đầu,...để thu nhận chế phẩm có khả năng thủy phân BĐN tối ưu nhất. Nghiên cứu khảo sát nhiệt độ ủ, thời gian ủ để thu nhận được sản phẩm có hàm lượng đường khử, nitơ formol cao nhất.

- Nghiên cứu ứng dụng quy trình xử lý BĐN ở quy mô lớn hơn.

- Hai chủng Bacillus này có khả năng sinh enzyme ngoại bào cao trong môi trường BĐN. Cần nghiên cứu thu nhận enzyme ngoại bào từ hai chủng này trong môi trường BĐN. Đặc biệt là 2 enzyme thủy phân: amylase và protease. - Nghiên cứu kết hợp xử lý BĐN bằng hai chế phẩm vi sinh đã khảo sát với việc

bổ sung một số chủng lactic để tăng thời gian bảo quản sản phẩm BĐN sau xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý bã đậu nành bởi chế phẩm vi sinh bacillus sp ở quy mô phòng thí nghiệm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w