0
Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

52Nhiệt độ ủ ( o C)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH XỬ LÝ BÃ ĐẬU NÀNH BỞI CHẾ PHẨM VI SINH BACILLUS SP Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 52 -56 )

- Hàm lượng đường khử trong nguyên liệu được tính theo công thức sau:

52Nhiệt độ ủ ( o C)

H à m lư ợn g đư ờn g kh ử ( % Hà m lư ợn g Ni to for m ol (m g)

Kết quả này cho thấy rằng hàm lượng nitơ formol sinh ra trong sản phẩm xử lý cũng giống với hàm lượng đường khử sinh ra qua các tỉ lệ và nhiệt độ ủ. Nghĩa là ở tỉ lệ phối trộn 10% chế phẩm để xử lý BĐN sẽ cho hàm lượng nitơ formol sinh ra cao hơn tỉ lệ phối trộn 5% chế phẩm. Cũng có sự tăng hàm lượng nitơ formol sinh ra trong đó từ 40oC đến 45oC và giảm xuống ở 50oC. Số mg nitơ formol sinh ra sau khi ủ xử lý (tỉ lệ 5% chế phẩm) qua các nhiệt độ 40oC, 45oC và 50oC là: 1,073 mg, 1,237mg, 0,957 mg. Ở tỉ lệ phối trộn 10% chế phẩm thì cao hơn nhiều, gấp từ 2,29 ở nhiệt độ ủ 40oC đến 2,45 lần khi ủ ở 45oC.

Có thể giải thích rằng: nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzyme protease sinh ra từ B. amyloliquefacien N1 trong môi trường BĐN là trong khoảng 40 đến 45oC. Nên hàm lượng nitơ amin sinh ra nhiều ở trong khoảng nhiệt độ đó. Nhiệt độ 50oC có lẽ là nhiệt độ làm giảm hoạt lực enzmye protease sinh ra trong đó kéo theo hàm lượng nitơ amin sinh ra ít hơn.

Cũng như đối với xử lý BĐN bởi chế phẩm B. subtilis DC5, thì quá trình

xử lý BĐN bởi chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1 phụ thuộc vào khả năng thủy phân cơ chất trong BĐN để tạo thành các hợp chất đơn giản là: đường khử từ cacbohydrate và nitơ formol từ protein trong BĐN. Từ kết quả của hai đồ thị hình 4.6 và 4.7 thấy rằng: khi cho ủ xử lý BĐN ở 45oC thì khả năng xử lý của chế phẩm chứa B. amyloliquefacien N1 là tốt nhất. Hàm lượng đường khử và nitơ formol sinh ra là lớn nhất so với các nhiệt độ ủ còn lại. Kết quả so sánh sai khác giữa khả năng thủy phân BĐN bởi chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1 ở hai tỉ lệ 5% và 10% được thể hiện ở hình 4.8:

Hình 4.8. Hàm lượng đường và nitơ formol sinh ra trong BĐN khi được xử lý bởi chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1 ở nhiệt độ ủ là 450C.

(Các chữ cái in thường khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (Duncan’test (P<0,05) đối với hàm lượng nitơ formol sinh ra trong BĐN, các chữ cái in hoa

thể hiện sai khác có ý nghĩa với hàm lượng đường khử sinh ra trong BĐN )

Kết quả ở hình 4.8 cho thấy có sự sai khác giữa hàm lượng nitơ formol và đường khử sinh ra sau khi xử lý BĐN bởi chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1 ở tỉ lệ 5% và 10%. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Với tỉ lệ phối trộn 10% chế phẩm, BĐN sau xử lý có hàm lượng đường khử và nitơ formol sinh ra gấp 1,86 lần và 2,38 lần lần so với khi bổ sung 5% chế phẩm ở cùng nhiệt độ ủ là 45oC. So với các mẫu đối chứng thì các mẫu thí nghiệm đều thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (phần phụ lục).

Từ kết quả đó, chúng tôi lựa chọn nhiệt độ ủ xử lý BĐN bởi chế phẩm B.

amyloliquefacien N1 là 450C và tỉ lệ phối trộn chế phẩm này là 10% trong quy trình xử lý BĐN bởi chế phẩm vi sinh B. amyloliquefacien N1.

Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu khả năng xử lý BĐN bởi chế phẩm vi sinh Bacillus sp.:

Hình 4.9. Dịch trong lọc được từ BĐN xử lý bằng chế phẩm B.subtilis DC5 (DC5) và B. amyloliquefacien N1(N1) để xác định hàm lượng đường khử

Hình 4.10. Phản ứng giữa đường khử sinh ra với DNS trước khi ủ ở 1000C để tạo màu

Hình 4.11. Phản ứng tạo màu giữa đường khử sinh ra và DNS sau khi ủ ở 1000C

Hình 4.12. Dung dịch sau phản ứng chuẩn độ bằng NaOH 0,1N để định lượng nitơ amin bằng phương pháp formol

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH XỬ LÝ BÃ ĐẬU NÀNH BỞI CHẾ PHẨM VI SINH BACILLUS SP Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 52 -56 )

×