Bố trí chung của đường hầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán và biện pháp thi công hầm giao thông qua đô thị phù hợp với điều kiện khu vực tp.hcm (Trang 137 - 138)

Vị trí xây dựng hầm được lựa chọn theo các chỉ tiêu: kinh tế – kỹ thuật, địa chất, địa chất thuỷ văn, địa hình, điều kiện thơng giĩ đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với thiết kế tổng thể của tuyến đường về mặt bằng và trắc dọc tuân thủ theo các qui định kỹ thuật. [1]

Đường hầm được xây dựng dưới lịng các thành phố lớn trong nền đất yếu thường được bố trí ở độ sâu từ 5 đến 50 mét dưới mặt đất, đơi khi cịn sâu hơn nữa. Khi đường hầm đặt nơng thì thường bố trí dọc theo các đường trục chính của giao thơng đơ thị, khi đĩ các yếu tố kỹ thuật của tuyến rất khĩ khăn. Khi tuyến đặt sâu thì hướng tuyến khơng phụ thuộc vào việc xây dựng của thành phố, tuy nhiên xây dựng sẽ khĩ khăn và giá thành xây dựng sẽ tăng đáng kể.

Mặt cắt dọc của tuyến hầm được quyết định phụ thuộc vào điều kiện địa chất thuỷ văn của tuyến, phương pháp thi cơng và các yêu cầu khai thác. Do đặc điểm xây dựng dưới lịng các thành phố khi đĩ độ lún của đất nền cũng tương đối ổn định, tuy nhiên ảnh hưởng của nước ngầm sẽ khĩ tránh khỏi khi xây dựng đường hầm trong đất yếu. Đo đĩ nền hầm cố gắng bố trí vào lớp đất tốt khơng thấm nước.

Độ dốc dọc của tuyến hầm được khống chế bởi việc bố trí các ga, điều kiện thốt nước, thơng giĩ của tuyến hầm. Đảm bảo điều kiện chuyển động của của phương tiện giao thơng độ dốc dọc tối đa nhỏ hơn độ dốc tối đa của phần tuyến lộ thiên, tức phải triết giảm độ dốc dọc vì trong hầm hệ số bám giảm do ẩm ướt, do cĩ lực cản khơng khí lớn hơn ở ngồi khi phương tiện chuyển động do hiệu ứng piston, độ dốc dọc tối đa thường là 4% đồng thời để đảm bảo thốt nước dọc độ dốc dọc nhỏ nhất là 0,3%.[1]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán và biện pháp thi công hầm giao thông qua đô thị phù hợp với điều kiện khu vực tp.hcm (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)