THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 118 - 120)

- Mục đích của các nhà giả kim thuật đi tìm “hòn đá màu nhiệm” giúp biến thủy ngân thành vàng

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

- Xác định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.

- Tìm ra thuận lợi, khó khăn khi vận dụng những biện pháp gây hứng thú trong giảng dạy hóa học và rút ra các bài học kinh nghiệm.

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Do hạn chế về thời gian, thời điểm và điều kiện cho phép, chúng tôi tiến hành thực nghiệm một số lớp tại các trường trung học phổ thông (lớp 10) ở Tp.Hồ Chí Minh theo 2 đợt. Đối với mỗi trường, chúng tôi chọn ra cặp lớp có trình độ tương đương nhau (theo đánh giá của trường thực nghiệm và giáo viên giảng dạy) để làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Cụ thể là:

Bảng 3.1. Lớp thực nghiệm và đối chứng khi thực nghiệm định lượng Stt Trường, giáo viên

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số (học sinh) Lớp Sĩ số (học sinh) 1 Mạc Đĩnh Chi

(Giáo viên Hỉ A Mổi) 10A1 46 10A3 47

10A11 46 10B11 46

2 Tenlơman

(Giáo viên Lâm Vĩnh Thuận, dạy lớp thực nghiệm)

Giáo viên Trần Như Tâm, dạy lớp đối chứng) 10A10 53 10A5 51 10A14 52 10A6 49 10A15 50 10A7 52 10A16 51 10A8 52 3 Trường Chinh

Bảng 3.2. Lớp thực nghiệm định tính

Stt Trường, giáo viên Lớp Sĩ số

1 Mạc Đĩnh Chi

(Giáo viên Hỉ A Mổi) 10A11 46

2 Maricurie

(Giáo viên Thái Hải Hà)

10B7 43

10B9 42

3 Tenlơman

(Giáo viên Lâm Vĩnh Thuận)

10A10 48

10A15 52

4 Trường Chinh

(Giáo viên Lê thị Thanh Thủy) 10A14 48

3.3. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm những biện pháp gây hứng thú cho học sinh các trường trung học phổ thông:

- Gây hứng thú bằng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy. - Gây hứng thú bằng thơ về hóa học.

- Gây hứng thú khi giới thiệu những thông tin mới lạ về hóa học.

Đợt 1 thực nghiệm định lượng: nội dung chương 2 – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Đợt 2 thực nghiệm định tính: nội dung chương 5 – Nhóm Halogen của chương trình hóa học lớp 10.

3.4. Phƣơng pháp xử lý kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phương pháp định lượng

Chúng tôi dùng phần mềm Xử lý thống kê SPSS for windows 16.0 để phân tích dữ liệu định lượng qua phép kiểm định trung bình t để xét xem sự khác nhau về điểm trung bình của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có ý nghĩa thống kê hay không.

Đặt giả thiết đối chứng = thực nghiệm (trong đó  là trung bình tổng thể của điểm kiểm tra).

Dùng phép kiểm định trung bình t (Independent-Samples T – Test) với độ tin cậy 95% để phân tích, tìm ra kết quả. Dựa vào Sig trong Levene’s Test for Equality of Variances (kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai):

- Nếu Sig ≥ 0,05, ta dùng kết quả ở dòng kiểm định t phương sai gộp (Equal variances assumed).

- Nếu Sig < 0,05, ta dùng kết quả ở dòng kiểm định t phương sai riêng biệt (Equal variances not assumed).

Từ giá trị kiểm định t đã chọn, ta đối chiếu qua giá trị sig ở khoang kiểm định trung bình t (t-test for Equality of Meaans).

- Nếu Sig.(2-tailed) ≥ 0,05, ta kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình của 2 lớp.

- Nếu Sig.(2-tailed) < 0,05, ta kết luận có sự khác biệt về điểm trung bình của 2 lớp (sự chênh lệch điểm giữa lớp đối chứng và thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê). Hay nói cách khác, chính những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông có tác động hiệu quả là tăng điểm trung bình của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.

3.4.2. Phương pháp định tính

Thống kê số ý kiến của học sinh trong mỗi câu hỏi, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi, tính toán như phần 1.4.4.

3.5. Tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi trao đổi, thảo luận với các giáo viên về nội dung và phương pháp thực nghiệm như sau:

Một phần của tài liệu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)