- Mục đích của các nhà giả kim thuật đi tìm “hòn đá màu nhiệm” giúp biến thủy ngân thành vàng
2.3.4.1. Những thông tin mới lạ về hóa học tại Việt Nam
Ví dụ 1: Công nghệ bảo quản rau, củ, quả tươi đến 30 ngày
(Giới thiệu trong bài “Oxi-Ozon”, lớp 10)
Không hề dùng đến một loại hóa chất nào mà chỉ sử dụng: ôxy, không khí, nước sôi và... vỏ tôm, cua để bảo quản rau quả tươi. GS.TS. Trần Kim
Qui, Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Hóa Sinh Ứng Dụng Thành phố Hồ
Chí Minh, sau gần 3 năm nghiên cứu, thử nghiệm, vừa thành công quy trình công nghệ bảo quản rau quả tươi đến... 30 ngày. Tất cả các loại rau, củ, quả
đều có thể giữ tươi trong vòng 1 tháng, mà không làm mất chất dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị của chúng.
Quy trình bảo quản rau quả được tiến hành như sau: đầu tiên làm sạch rau quả, khử những vi khuẩn, hóa chất (như dư lượng thuốc trừ sâu) trên rau, củ quả, sau đó chần qua nước sôi và... phun đều dung dịch chitosan (được chiết xuất từ vỏ tôm, cua) và đưa vào phòng lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, nếu rau, củ, quả chỉ giữ ở phòng lạnh không thì vẫn có thể bị héo vì ẩm độ ở phòng lạnh khá thấp, khoảng 60%. Tác giả đã tăng cường thêm ẩm độ để rau, củ, quả tươi lâu, không bị héo. Công đoạn bảo quản này không chỉ giữ tươi mà còn làm cho rau, củ, quả trở nên sạch hơn vì thế rất an toàn khi sử dụng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam nghiên cứu thành công công nghệ này. Trước đây, chúng ta chỉ xuất khẩu rau, củ, quả theo đường hàng không, giá rất cao. Nếu bảo quản rau quả bằng cách này có thể vận chuyển bằng đường biển.
Hiện nay, Đà Lạt - Lâm Đồng đang được chuyển giao công nghệ này, phục vụ cho xuất khẩu rau, củ, quả ra nước ngoài. Giá thành để bảo quản rau, củ, quả theo quy trình công nghệ này khá rẻ, khoảng 160 đồng/kg. GS.TS. Trần Kim Qui cho biết, quy trình này cũng phù hợp với các loại rau, củ, quả của các vùng miền trong cả nước.
Ví dụ 2: Người Việt Nam đạt giải sáng tạo dụng cụ khoa học
(Giới thiệu trong chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, lớp 11) Nhóm nghiên cứu gồm GS. Nguyễn Quý Đạo, GS. Michel Jouan , TS. Edouard Da Silva và TS. Nguyễn Thế Quyền (vừa hoàn thành luận án tiến sĩ
Hình 2.10 Máy làm ẩm rau, củ, quả cho việc giữ tươi
tại Pháp, hiện là giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh) đạt giải Prix de l’Instrumentation 2007 - Giải thưởng cho sáng chế máy móc, dụng cụ khoa học của Pháp. Nhóm đã thành công Trong việc nghiên cứu và chế tạo sản phẩm máy quang phổ Raman.
TS. Nguyễn Thế Quyền thực hiện chế tạo máy quang phổ Raman đầu tiên này với sự hướng dẫn của những thành viên "tiền bối" trong nhóm. TS. Nguyễn Thế Quyền cho hay, đây là chiếc máy dựa theo một sáng chế do GS. Nguyễn Quý Đạo và GS. Michel Jouan (cùng là giảng viên giảng dạy đại học danh tiếng Ecole Cenprale của Pháp) công bố cách đây vài năm.
Máy quang phổ Raman có giá thành rẻ hơn khoảng 20 lần so với máy Raman thông thường hiện có giá từ 1000 - 2000 euro. Ngoài những công trình nghiên cứu cơ bản, máy Raman giá rẻ có nhiều áp dụng trong những lĩnh vực khác nhau như: tìm tạp chất trong dầu hoả, kiểm định giá trị kim cương, đá quý... chỉ sau 1, 2 giây.
Ví dụ 3: 100 triệu USD để sản xuất ethanol từ sắn
(Giới thiệu trong bài “Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên”, lớp 11)
Ethanol thường được biết là các đồ uống có cồn, nay đang được một số người xem là nguồn nhiên liệu thay thế cho xăng dầu và được sử dụng ngày càng nhiều. Theo thỏa thuận giữa Công ty cổ phần Dịch vụ - Du lịch Dầu khí (Petrosetco) và Tập đoàn Itochu Nhật Bản, ký kết ngày 9/3/2007 tại Hà Nội,
nhà máy sản xuất ethanol đầu tiên từ sắn lát (đầu tiên tại Việt Nam) với vốn đầu tư 100 triệu USD được đặt tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh) với công suất 100 triệu lít ethanol/năm.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Trần Công Tào, Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrosetco cho biết sự có mặt của ethanol trong xăng không chỉ giảm
thiểu được một phần lượng xăng nhập khẩu mà còn góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Toàn bộ sản phẩm của nhà máy sẽ cung ứng cho thị trường để pha vào xăng, phục vụ cho các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà máy dự kiến sẽ hoàn thành vào quý I/2009.
Ví dụ 4: Vật liệu siêu hấp thụ nước từ... tinh bột sắn!
(Giới thiệu trong bài “Sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ”, lớp 12)
Từ tinh bột sắn, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ tại thành phố Hồ Chí Minh (VINAGAMMA) đã chế tạo thành công vật liệu siêu hấp thụ nước. Mỗi ha đất, chỉ cần bón 50 kg chất này, có thể giảm 50% lượng nước cần tưới tiêu.
Theo ông Hoàng Bình, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, nguyên liệu chính để chế tạo vật liệu siêu hấp thụ nước là tinh bột sắn, kết hợp với một số hoá chất khác. Sau đó, nguyên liệu được phối trộn và đem đi chiếu tia phóng xạ. Vật liệu siêu hấp thụ nước có thể hút, giữ lượng nước gấp 400 lần thể tích của nó. Khi được đưa vào môi
trường tự nhiên, nó có thể tự phân huỷ trong vòng 1 tháng và không gây độc hại cho môi trường. Không những có thể giữ ẩm cho đất, loại vật liệu này có thể phối trộn với phân bón cải tạo đất cát thành đất mùn. Tuỳ theo loại cây, người trồng trọt có thể pha trộn vật liệu siêu hấp thụ nước theo tỷ lệ thích hợp để bảo đảm giữ ẩm cho đất, cây trồng mà không gây úng.
Hình 2.11 Vật liệu siêu hấp thụ nước do VINAGAMMA chế tạo
Hiện nay, giá bán sản phẩm do trung tâm VINAGAMMA dự kiến sẽ khoảng từ 25 - 30.000/kg, trong khi các sản phẩm ngoại nhập tương tự hiện có bán trên thị trường có giá từ 800.000 -1,5 triệu đồng/kg.
Ví dụ 5: Chế tạo thành công vật liệu cao su chống cháy
(Giới thiệu trong bài “Vật liệu polime”, lớp 12)
KS Nguyễn Thành Nhân và các cộng sự thuộc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu, chế tạo thành công vật liệu cao su chống cháy và các kết cấu cứu hộ hỏa hoạn khẩn cấp cho các tòa nhà cao tầng.
Từ một số loại nhựa cao su đã được nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã chọn loại phụ gia chống cháy thích hợp nhằm tạo ra các loại cao su chống cháy phù hợp để chế tạo đệm hơi, ống tuột cứu hộ - các kết cấu cứu hộ hoả hoạn khẩn cấp cho các toà nhà cao tầng.
Sản phẩm chống cháy bao gồm: hệ pha trộn cao su nhựa chống cháy được thực hiện trên cơ sở các thông số cơ, hóa, lý đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm đệm hơi và ống cứu hộ bền trong môi trường các chất chữa cháy.
Sản phẩm này có thể chịu ở nhiệt độ hơn 150oC và với lớp chịu lửa có thể chịu được ở nhiệt độ 600o
C...