Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 42 - 45)

Nhận xét chung: khi trả lời câu hỏi trong “Phiếu thăm dò ý kiến”, học sinh đã thể hiện được ý thức xây dựng, trả lời nghiêm túc và đầy đủ những câu hỏi đã được đặt ra. Các em đã đưa ý kiến của mình vào hầu hết những câu hỏi, chỉ trong 2 câu hỏi “ý kiến khác” thì ít có em đề cập đến.

Kết quả cụ thể từng nội dung cần tìm hiểu như sau:

1.4.5.1. Ý kiến của học sinh về sở thích các môn học trong chương trình phổ thông

Trong các môn học ở trường phổ thông, môn hóa được các em yêu thích thứ hai (đạt 3.64 điểm) và sau môn Tóan (đạt 3.89 điểm) (phụ lục 4, 5). Trong đó, số phiếu và tỉ lệ phần trăm được thể hiện qua bảng 1.3.

Bảng 1.3. Sở thích của học sinh về môn hóa học STT Rất thích Thích Bình thường Ghét Rất ghét SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nam 24 20.34 45 38.14 45 38.14 2 1.69 2 1.69 2 Nữ 20 16.00 38 30.40 59 47.20 6 4.80 2 1.60 3 Tổng số 44 18.11 83 34.16 104 42.80 8 3.29 4 1.65

Dựa vào bảng 1.3, chúng tôi nhận thấy đây là điều đáng mừng đối với giáo viên bộ môn hóa học vì phần đông các em thích môn hóa học (52,27%) và rất ít học sinh ghét môn này (chiếm 4,94%). Vì thế, trong công tác giảng dạy sẽ có nhiều thuận lợi do học sinh quan tâm, tập trung học, không lơ là, chán ghét với môn hóa học. Ngoài ra, phần trăm học sinh nam rất thích và thích (58,48%) cao hơn của học sinh nữ (46,4%). Điều này chứng tỏ môn hóa học thuộc lĩnh vực tự nhiên nên được học sinh nam yêu thích hơn.

1.4.5.2.Ý kiến của học sinh về môn hóa học

Theo ý kiến về môn hóa học của 254 học sinh tại 4 trường thực nghiệm được tính theo điểm trung bình cụ thể ở bảng 1.4 (thống kê chi tiết ở phụ lục 5).

Bảng 1.4. Ý kiến của học sinh về môn hóa học

STT Nội dung Điểm trung bình

Nam Nữ TS

1 Môn hóa cung cấp cho em những tri thức bổ ích và cần

thiết 4.02 3.72 3.88

2 Em luôn tập trung chú ý cao trong giờ học 3.30 3.38 3.34

3 Em hay trao đổi với bạn về nội dung bài và các kiến thức

có liên quan 3.27 3.26 3.26

4 Giờ học môn hóa, em luôn thấy thoải mái và thích thú 2.99 3.13 3.07

5 Em thích các buổi chuyên đề, ngoại khóa về hóa học 3.02 3.02 3.02

6 Em luôn chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp 3.16 2.86 3.00

7 Em thích thời gian học môn hóa ở trường nhiều hơn 2.96 2.81 2.88

8 Môn hóa là môn thi vào đại học của em 2.99 2.63 2.80

9 Em dành nhiều thời gian tự học cho môn hóa 2.72 2.66 2.69

10 Em luôn phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học 2.82 2.50 2.65

11 Em thích phân tích, sửa chữa, bổ sung câu trả lời của các

bạn 2.93 2.37 2.63

12 Em hay nêu thắc mắc những vấn đề chưa rõ với giáo viên 2.86 2.40 2.62

13 Em thích tự tìm hiểu, giải thích các vấn đề về hóa học 2.73 2.42 2.56

14 Khi rảnh rỗi, em thích đọc tài liệu về hóa học và các tài

liệu có liên quan 2.54 2.24 2.38

Dựa vào bảng 1.4, chúng tôi nhận thấy mức độ học sinh quan tâm đến môn hóa như sau:

- Môn hóa cung cấp cho em những tri thức bổ ích và cần thiết (3,88 điểm). - Em luôn tập trung chú ý cao trong giờ học (3,34 điểm).

- Em hay trao đổi với bạn về nội dung bài và các kiến thức có liên quan (3,26 điểm).

Tuy nhiên, học sinh chưa có nhiều hứng thú với môn hóa (đặc biệt là những học sinh nữ). Các em chưa thích tự tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức hay trao đổi những hiểu biết của mình với người khác. Có thể thấy rõ điều này qua ý kiến của học sinh:

- Khi rảnh rỗi, em thích đọc tài liệu về hóa học và các tài liệu có liên quan (2,38 điểm).

- Em thích tự tìm hiểu, giải thích các vấn đề về hóa học (2,56 điểm). - Em hay nêu thắc mắc những vấn đề chưa rõ với giáo viên (2,62 điểm). - Em thích phân tích, sửa chữa, bổ sung câu trả lời của các bạn (2,63 điểm).

- Em luôn phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học (2,65 điểm). - Em dành nhiều thời gian tự học cho môn hóa (2,69 điểm).

1.4.5.3.Ý kiến của học sinh về nguyên nhân làm cho các em hứng thú học môn hóa học

Việc hứng thú học môn hóa của học sinh có rất nhiều nguyên nhân. Điểm trung bình về ý kiến của học sinh được thể hiện qua bảng 1.5 (thống kê chi tiết ở phụ lục 6).

Bảng 1.5. Nguyên nhân làm cho học sinh hứng thú học môn hóa học

STT Nội dung Điểm trung bình

Nam Nữ TS

1 Giúp em hiểu nhiều kiến thức liên quan đến thực tế cuộc

sống 3.93 3.95 3.94

2 Có những thí nghiệm hấp dẫn, bất ngờ 3.73 3.98 3.86

3 Giáo viên giảng dễ hiểu, dễ ghi bài 3.63 3.61 3.62

4 Nội dung kiến thức bài học phong phú, hấp dẫn 3.51 3.51 3.51

5 Giáo viên giảng bài hay, gây hứng thú học tập cho các

em 3.56 3.31 3.43

6 Không khí lớp học luôn thoải mái 3.29 3.23 3.26

7 Nội dung bài học dễ nhớ 3.18 3.02 3.1

8 Được cung cấp nhiều hình ảnh, sơ đồ rõ ràng, đẹp và

phong phú 3.11 2.95 3.03

9 Có nhiều tài liệu tham khảo giúp em có thể tự tìm hiểu

thêm kiến thức 3.12 2.93 3.02

10 Là môn thi vào đại học của em 2.85 2.47 2.64

11 Có những buổi ngoại khóa lý thú 2.66 2.55 2.6

Dựa vào bảng 1.5, chúng tôi nhận thấy giới tính không làm ảnh hưởng nhiều đến nhận xét của học sinh về những nguyên nhân khiến các em hứng thú học môn hóa học. Một số nguyên nhân chính khiến các em yêu thích môn này là:

- Giúp em hiểu nhiều kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống (3,94 điểm).

- Có những thí nghiệm hấp dẫn, bất ngờ (3,86 điểm).

- Giáo viên giảng dễ hiểu, dễ ghi bài (3,62 điểm).

- Nội dung kiến thức bài học phong phú, hấp dẫn (3,51 điểm).

Nhận xét:

Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy việc gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông được hầu hết giáo viên quan tâm. Giáo viên đã khai thác và vận dụng nhiều kiến thức, nội dung mới nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học. Học sinh có nhiều quan tâm, hứng thú với những kiến thức giáo viên truyền đạt (đặc biệt là những học sinh nam). Tuy nhiên, việc khai thác, tổ chức các hoạt động ngoại khóa của giáo viên chưa đem lại hiểu quả cao nên đã chưa đem lại hứng thú cho học sinh.

Một phần của tài liệu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)