10 Giúp em biết thêm được những điều hay, lạ 3.91 3.92 3.91
11 Giúp em hiểu được tầm quan trọng của hóa học 3.71 3.60 3.65
12 Làm em quan tâm đến hóa học hơn 3.58 3.31 3.43
Qua bảng 3.27, chúng tôi nhận thấy điểm trung bình của các nội dung đều khá cao (điểm trung bình tổng cộng đạt 3.64 điểm đối với học sinh nam ; 3,59 điểm đối với học sinh nữ và trên tổng số học sinh là 3.62 điểm). Điều này chứng tỏ: sau khi học chương halogen, học sinh nhận thấy có sự khác biệt với những chương học trước, thể hiện qua các ý chính sau:
- Các em biết thêm được những điều hay, lạ (3,91 điểm).
- Em rất thích khi tự làm thí nghiệm gắn với cuộc sống (3,71 điểm). - Giáo viên biểu diễn thí nghiệm làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn (3,7 điểm).
Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy được hiệu quả của những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học. Những biện pháp này đều có tác dụng đến học sinh khiến các em gây hứng thú, quan tâm đến môn hóa học hơn. Đặc biệt, thí nghiệm hóa học kích thích tư duy do học sinh thực hiện đã đem lại kết quả khả quan. Các em thích tự làm thí nghiệm gắn với cuộc sống, điều mà trước đây, các em ít hoặc không có dịp được thực hiện.
3.6.3. Ý kiến của giáo viên tiến hành thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã xin ý kiến nhận xét của giáo viên đứng lớp về một số nội dung liên quan đến “những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” đã đề ra ở trên. Các ý kiến được tổng hợp trong bảng 3.28.
Bảng 3.28. Ý kiến giáo viên về biện pháp sử dụng thí nghiệm kích thích tư duy
Giáo viên Ý kiến
HỈ A MỔI