Phân loại hứng thú

Một phần của tài liệu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 31 - 33)

Hứng thú của con người muôn màu, muôn vẻ. Dựa vào những cơ sở khác nhau, người ta phân chia hứng thú thành những loại tương ứng.

1.3.4.1. Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: hứng thú được chia ra làm 5 loại:

+ Hứng thú vật chất: là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp...

+ Hứng thú nhận thức: là hứng thú dưới hình thức học tập như: Hứng thú vật lý học, hứng thú hóa học, hứng thú tâm lý học...

+ Hứng thú lao động nghề nghiệp: là hứng thú một ngành nghề cụ thể: hứng thú nghề giáo viên, nghề công an, nghề bác sĩ...

+ Hứng thú xã hội – chính trị: là hứng thú một lĩnh vực hoạt động chính trị.

+ Hứng thú thẩm mĩ: là hứng thú về cái hay, cái đẹp như văn học, phim ảnh, âm nhạc,...

1.3.4.2. Căn cứ vào mức độ tích cực của chủ thể: chia hứng thú ra làm 2 loại:

+ Hứng thú thụ động (hay hứng thú tiêu cực): là loại hứng thú tĩnh quan khiến chủ thể dừng lại ở ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu hơn đối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình hấp thụ.

+ Hứng thú chủ động (hứng thú tích cực): là loại hứng thú khiến chủ thể không những chỉ dừng lại ở chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà còn lao vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng. Đây là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.

1.3.4.3. Căn cứ vào bề rộng của hứng thú: chia ra 2 loại:

+ Hứng thú rộng: là hứng thú bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt do đó thường không sâu.

+ Hứng thú hẹp: là hứng thú với từng mặt, từng ngành nghề, từng lĩnh vực cụ thể...

Trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi có hứng thú rộng và hứng thú hẹp. Nếu chỉ có hứng thú hẹp thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện, nhưng chỉ có hứng thú rộng thì sự phát triển nhân cách sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc.

1.3.4.4. Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: chia ra làm 2 loại:

+ Hứng thú sâu sắc: thường thể hiện thái độ thận trọng có trách nhiệm với hoạt động, công việc. Cá nhân mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.

+ Hứng thú hời hợt bên ngoài: đây là những người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ nông nổi.

1.3.4.5. Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú: chia ra làm 2 loại: + Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ, thiên hướng của mình.

+ Hứng thú không bền vững: thường bắt nguồn từ nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú.

1.3.4.6. Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: chia ra làm 2 loại:

+ Hứng thú trực tiếp: là hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động như quá trình nhận thức, quá trình lao động, hoạt động sáng tạo và hẹp hơn là quá trình nắm vững kiến thức.

+ Hứng thú gián tiếp: là loại hứng thú đối với kết quả của hoạt động như hứng thú muốn có học vấn, nghề nghiệp địa vị xã hội, có chức vụ nhất định và mong có kết quả vật chất của quá trình lao động.

Một phần của tài liệu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)