Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 45 - 49)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚCĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM

5. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

5.1. Mục tiêu

Mục tiêu đầu tư phát triển du lịch vùng biển và ven biển là nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện được những mục tiêu phát triển, cụ thể:

- Tăng nhanh cơ sở VCKT để tạo động lực phát triển đột phá.

- Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch với việc phát triển các loại hình du lịch, các cơ sở VCGT, các cơ sở lưu trú.v.v...

- Cải thiện môi trường du lịch.

5.2. Quan điểm đầu tư

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải bằng việc tập trung đầu tư du lịch vào các lĩnh vực then chốt ở các địa bàn trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư trong đó cần dựa vào đầu tư trong nước, phát huy nguồn nội lực kết hợp ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những dự án lớn. Tăng tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong cơ cấu các ngành dịch vụ.

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 45 - Đảm bảo có kế hoạch, cân đối trong đầu tư.

5.3. Các lĩnh vực đầu tư

a. Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng du lịch: Lĩnh vực đầu tư này cần được nghiên cứu đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực loại hình và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bằng cách:

- Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (thông qua TCDL hoặc UBND các cấp) đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch tổng hợp và các khu du lịch chuyên đề quốc gia, các khu du lịch có tầm quan trọng cấp vùng.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư trọn gói các khu du lịch với quy mô vừa và nhỏ.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, môi trường.

b. Đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng: Đầu tư xây dựng mới để đạt số phòng khách sạn theo dự báo đã điều chỉnh, nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 50% trong tổng số phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng, theo hướng:

- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch quốc gia, các đô thị du lịch, các khu du lịch quốc gia.

- Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tư cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống các khách sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

c. Đầu tư cho các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí: duy trì cân đối giữa phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái vùng biển và ven biển.

Du lịch văn hoá dựa trên các di sản văn hoá có sức hấp dẫn cao và vẫn còn đòi hỏi phát triển mạnh trong thời gian tới. Chú trọng công tác đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích, nâng cao trình độ hướng dẫn viên.... Đây là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi có sự liên ngành và lồng ghép từ các chương trình quốc gia.

Du lịch biển có thể phát triển mạnh hơn nữa và sẽ mạng lại hiệu quả cao. Tuy nhiên loại hình du lịch này đòi hỏi phải đầu tư lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và VCKT; thu hút đầu tư từ thành phần tư nhân đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các khách sạn và khu du lịch là rất lớn. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.

Du lịch sinh thái vùng biển và ven biển đòi hỏi hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận. Đối với loại hình này sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích.

Đối với hệ thống dịch vụ VCGT cần xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các loại hình tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao như sân golf, dã ngoại.. tại các trung tâm du lịch như Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.., các

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 46 đô thị du lịch khác như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hà Tiên...các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia v.v..., Bên cạnh đó phải kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội.

d. Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động du lịch khác: Bao gồm các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến tuyên truyền quảng bá, bổ sung và nâng cấp tài nguyên, quản lý môi trường. Các lĩnh vực đầu tư này đều sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

5.4. Ưu tiên đầu tư

5.4.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư:

- Móng Cái - Bái Tử Long - Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn. - Huế - Đà Nẵng - Hội An.

- Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ - Phan Thiết. - Long Hải - Vũng Tàu - Cần Giờ - Côn Đảo. - Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc.

5.4.2. Ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a/ Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch:

+ Đường bộ:

- Nâng cấp, thông tuyến một số tuyến đường có ý nghĩa cho việc phát triển các tuyến du lịch vùng biển và ven biển như Quốc Lộ 10, một số tuyến duyên hải Trung Bộ; tổ chức nối giữa khu vực ven biển với với các tuyến giao thông khu vực nội địa xương ( Miền Trung lên Tây Nguyên đường quốc lộ 20 nối từ Tỉnh Ninh Thuận đi Đà Lạt; quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi lên Kon Tum; Quốc lộ 25 từ Khánh Hoà lên Gia Lai), .. đặc biệt nâng cấp mở rộng các tuyến theo hành lang Đông - Tây như quốc lộ 9 (Đông Hà - Lao Bảo) nối với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và tuyến đường 8 (cửa khẩu quốc tế Cầu Treo). Đảm bảo giao thông thuận tiện nối Tây Nguyên với Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng (GMS) với các nước Lào, CămpuChia và Đông Bắc Thái Lan.Tập trung xây dựng hoàn thành trước năm 2007 tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất, Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị (trong đường cao tốc Bắc Nam) nối các khu du lịch của khu vực nhằm tạo điều kiện để Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam trở thành địa bàn động lực cho phát triển du lịch khu vực.

- Xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch bên đường ( bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các sản phẩm lưu niệm ..) dọc theo các quốc lộ chính ven biển. Tới năm 2005 xây dựng xong các trạm dọc tuyến QL 1A trên địa bàn 14 Tỉnh miền trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận).

Đường không: Mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến các sân bay ven biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hoà), Phú Bài (Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát ( Bình Định) và một số sân bay khác; cải tạonâng cấp, mở rộng sân bay, các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các sân bay để có khả năng tiếp nhận các tuyến bay nội địa trực tiếp từ các thành phố lớn, tạo điều kiện thuận lợi đón và đưa khách tại sân bay.

Đường sắt: Nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ để tăng lượng khách du lịch bằng tàu hoả. Tạo điều kiện để khách du lịch đi lại dễ ràng, tiện

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 47 nghi nhằm phát triển dạng du lịch bằng tầu hoả. Đặc biệt là khách du lịch nghỉ cuối tuần từ 2 trung tâm đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến các khu nghỉ ưỡng biển. Bổ sung thêm một số tàu du lịch chất lượng cao, đặc biệt là tăng điểm đỗ các ga tại một số địa phương đang có xu hướng phát mạnh triển du lịch như Hạ Long, Hải Phòng, Thanh HOá, Nghệ An,ầH Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận..Đến năm 2010, thiết lập xong hệ thống tàu phục vụ du lịch bằng tàu hoả cho khu vực ven biển.

Đường biển: Đẩy mạnh hơn nữa cách tiếp cận các khu, điểm du lịch ven biển, đảo bằng các phương tiện vận tải thủy; nâng cấp, cải tạo một số khu dịch vụ tiếp đón, vận chuyển khách như nhà chờ, vệ sinh, ..kết hợp một số cảng hàng hóa phục vụ cho tầu du lịch như cảng Hạ Long, Hải Phòng, Cát Bà, Chân Mây, cảng Thuận An (Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Dốc Lết(Nha Trang), Quy Nhơn (Bình Định), Vùng tàu, Phú Quốc.. Sớm hình thành các tuyến tàu du lịch biển từ Hạ Long đến Huế, Hội An, Quy NHơn, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc và các quần đảo ngoài khơi vùng chủ quyền Việt Nam.

b/ Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch:

Đầu tư CSHT vào các khu du lịch Quốc gia: Sớm đầu tư đưa vào khai thác sử dụng một số khu du lịch mang tầm Quốc gia và quốc tế có khả năng thu khách cao, theo hướng Nhà nước đầu tư CSHT du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, điểm lịch. Việc đầu tư CSHT du lịch phải tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường văn hoá và gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Đầu tư CSHT du lịch các khu, điểm du lịch các địa phương phụ cận các khu du lịch Quốc gia có khả năng tạo thành tuyến liên hợp liên hoàn thu hút khách du lịch:

- Tiểu vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ: các khu du lịch địa phương tại Quảng Ninh, Cát Bà ( Hải Phòng), Thái Bình, Ninh Bình.

- Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ: khu nghỉ dưỡng biển Hải Tiến, hải Hoà, Sầm Sơn( Thanh Hoá) Xuân Thành (Hà Tĩnh)..

- Vùng du lịch Bắc Trung bộ và tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ: Vũng Rô ( Phú Yên), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Hòn Chũ, Ninh Trữ (Ninh Thuận)..

- Các dự án khác ( Bảng 15).

c/ Đầu tư CSHT các đô thị du lịch:

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đô thị theo tiêu chuẩn đô thị du lịch đối với các thành phố, thị xã như Hạ Long, đô thị nghỉ mát Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Thành phố du lịch biển Nha Trang, thành phố du lịch biển Phan Thiết, thị xã Hà Tiên.

d/ Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch:

- Cơ sở lưu trú: nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, khuyến khích xây dựng các khách sạn từ 3-5 sao. Trong đó, tại các khu du lịch Quốc gia và đô thị du lịch khuyến khích xây dựng khách sạn 4-5 sao; tới năm 2010, số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm tỷ trọng bình quân 25-30% trong tổng số khách sạn từ 1-5 sao. Riêng các khu du lịch quốc gia và những địa bàn trọng điểm vùng biển đảo, tỷ lệ này là 30-35% .

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 48 -Vui chơi giải trí: hình thành các cụm vui chơi giải trí phong phú, quy mô lớn tại các khu trọng điểm phát triển du lịch như Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà ( Hải Phòng), Cửa Lò( Nghệ An); khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương- Hải Vân- Non Nước (Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng); Đại Lãnh- Văn Phong (Nha Trang,Khánh Hoà); Mũi Né (Bình Thuận).

- Nâng cao chất lượng vận chuyển khách du lịch đường bộ và đường biển: Trang bị ô tô, tàu thuyền chuyên dụng trở khách du lịch chất lượng cao, quy mô lớn phục vụ vận chuyển khách trên tuyến đường dài.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)