III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚCĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
4. Phát triển không gian du lịch
4.2. Trọng điểm phát triển du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch biển không tách rời tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam, theo đó hoạt động du lịch biển tập trung vào các trọng điểm du lịch bao gồm :
* Móng Cái - Bái Tử Long - Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn: Đây là không gian du lịch
tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc mà tiêu biểu là di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long; VQG Bái Tử Long, VQG Cát Bà; các bãi biển nổi tiếng như Trà Cổ, Quan Lạn, Vĩnh Thực, Đồ sơn ...; và nhiều đảo có tiềm năng du lịch đặc sắc như Cô Tô, Quan Lạn, Cát Bà… Ngoài ra đây còn là cửa ngõ duyên hảiĐông Bắc nối Việt Nam với các nước trong khu vực. Đây là nơi có khu du lịch chuyên đề quốc gia Hạ Long - Cát Bà.
* Huế - Đà Nẵng - Hội An: Đây là không gian tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng du lịch Bắc Trung Bộ mà tiêu biểu là các di sản văn hoá thế giới bao gồm Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; các bãi biển đẹp vào loại nhất ở Việt Nam là Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê…, hệ sinh thái đầm phá lớn nhất ở Việt Nam (phá Tam Giang - Cầu Hai); các cảnh quan đặc sắc đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà; các giá trị đa dạng sinh học ở VQG Bạch Mã, khu BTTN Bà Nà, Cù Lao Chàm. Ở đây còn có cửa khẩu hàng không quốc tế Đà Nẵng và hệ thống cảng biển quan trọng của đất
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 36 nước. Trong khu vực trọng điểm này có khu DL tổng hợp quốc gia Lăng Cô - Hải Vân - Non Nước.
Ngoài ra không gian du lịch này còn gắn liền với cửa khẩu Lao Bảo - cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây liên kết du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực; với di sản thiên nhiên thế giới, đồng thời là khu du lịch chuyên đề quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Việc phát triển không gian du lịch này không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Việt Nam và khu vực mà còn góp phần quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung.
* Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ - Phan Thiết: Đây là trục động lực du lịch vùng ven biển Nam Trung Bộ đã và đang phát huy được hiệu quả trong phát triển du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Với những tài nguyên du lịch đặc sắc mà tiêu biểu là vịnh Văn Phong, Nha Trang, Cam Ranh, với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Cam Ranh, Bình Tiên, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né; các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cát ven biển. Đây là nơi có 2 khu du lịch quốc gia là khu du lịch tổng hợp vịnh Văn Phong - Đại Lãnh gắn với Nha Trang và khu du lịch biển chuyên đề Phan Thiết - Mũi Né.
* Long Hải - Vũng Tàu - Cần Giờ - Côn Đảo:Ngoài lợi thế về tiềm năng du lịch đặc sắc mà tiêubiểu là cảnh quan; các giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, VQG Côn Đảo; suối nước nóng Bình Châu… đây được xem là không gian du lịch cuối tuần đặc biệt quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận - một thị trường du lịch lớn nhất ở Việt Nam, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn với nhu cầu nghỉ dưỡng du lịch cao. Ở không gian trọng điểm du lịch biển này tập trung 3 khu du lịch chuyên đề quốc gia là Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).
* Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc: Đây được xem như là không gian du lịch biển có vị
trí quan trong đặc biệt đối với phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các giá trị đặc sắc về du lịch mà tiêu biểu là các bãi biển Hòn Chông, Mũi Nai, Phú Quốc…, các hệ sinh thái rừng Tràm, rừng nhiệt đới trên đảo, san hô, cỏ biển…, các cảnh quan hòn Phụ Tử (Hà Tiên), quần đảo Phú Quốc… Trong không gian du lịch này có khu du lịch quốc gia chuyên đề Phú Quốc.