Nhà hát: Các nhà hát chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh trong đó có nhiều nhà hát mang b ản sắc văn hóa dân tộc cao như

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 25 Nhà hát Chèo , Nhà hát Múa rối nước, Nhà hát Quan Họ, Nhà hát cung đình Huế.v.v…đã thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế .

- Phát thanh, truyền hình: Hệ thống phát thanh với 6 kênh (có 2 kênh đối ngoại) hàng ngày phát tổng thời lượng trên 300 giờ; hệ thống truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đang được phát triển mở rộng ở nhiều địa phương trên cả nước; các kênh Truyền hình Việt Nam hàng ngày đều có bản tin thời sự phát bằng tiếng Anh, tiếng Pháp; các cơ sở lưu trú đều được cung cấp dịch vụ truyền hình quốc tế từ vệ tinh, truyền hình cáp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Khu thể thao: Một số sân golf, sân tennis tại các thành phố lớn và các khu du lịch đã được xây dựng; hình thành các tuyến du lịch thể thao dã ngọai, xe đạp hoặc xe máy xuyên Việt, thể thao cảm giác mạnh.v.v…thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

- Bảo tàng, nhà trưng bày: Nhiều bảo tàng quốc gia được bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới hấp dẫn khách du lịch quốc tế như: bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân đội, bảo tàng Phụ nữ, bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, bảo tàng Nghệ thuật Chăm ... Một số khu bảo tàng ngoài trời cũng được quy hoạch và đầu tư xây dựng như địa đạo Củ chi, địa đạo Vĩnh Mốc, một số điểm di tích khu vực miền Trung trở thành sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách. Các bảo tàng tổng hợp địa phương do nội dung trưng bày còn đơn điệu, nghèo nàn nên chưa thực sự hấp dẫn khác du lịch tham quan

- Ngân hàng: Ngân hàng tại các tỉnh, nhiều khách sạn đều có địch vụ thu đổi ngoại tệ tại chỗ cho khách du lịch. Tại các thành phố lớn như Hải Phòng,, Hạ Long, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh,..đã có hệ thống thanh toán thẻ tín dụng điện tử, máy rút tiền tự động

b. Các công trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ:

Các công trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ đựơc quan tâm đầu tư xây dựng phát triển nhanh tại các thành phố lớn ven biển như Hải Phòng, Hạ Long, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tầu,..với bệnh viện các cấp đủ khả năng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác. Tại các điểm du lịch xa thành phố, xa khu dân cư các dịch vụ y tế cũng đảm bảo phục vụ khách du lịch trong trường hợp cần thiết tạo nên sự an tâm cho du khách.

6. Đánh giá những cơ hội và thách thức phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam Việt Nam

6.1. Những cơ hội

Về quốc tế: Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội; tính năng động và có nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS...) dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á (theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2010 là 6%/năm). Bối cảnh đó tạo cơ hội để du lịch Việt Nam nói chung và vùng biển nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 26 Mặt khác xu thế của du lịch thế giới là tập trung vào du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, du lịch biển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn đối với vùng biển giầu tiềm năng của nước ta, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch b iển Việt Nam.

- Về trong nước

Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; thế và lực nước ta trên trường quốc tế đã được tăng cường; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.

Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện; chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Ngoài ra, việc bỏ chế độ VISA đơn phương đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc.v.v..cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.

Phát triển du lịch biển có được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Điều này được thể hiện ngay trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nhà nước đối với phát triển kinh tế biển, trong du lịch biển được xác định là 1 trong 4 ngành kinh tế biển chủ đạo (Giao thông vận tải- Dịch vụ, Thuỷ sản, Dầu khí và Du lịch biển) và được làm rõ trong Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị, các Chỉ thị 339/TTg và 171/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đất nước đã phát triển trong môi trường an ninh, chính trị ổn định. Gần đây Hiệp định phân định ranh giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ và hợp tác khai thác hải sản giữa Việt nam và Trung Quốc đã được ký kết góp phần tích cực tạo sự ổn định ở khu vực Biển Đông. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, ở Việt Nam phát triển. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều yếu tố thiếu ổn định.

Hầu hết những nguồn tài nguyên du lịch biển nước ta còn nằm trong dạng nguyên sơ chưa được khai thác. Do vậy trong quá trình quy hoạch phát triển, chúng ta có thể học hỏi được những bài học kinh nghiệm từ các nước láng giềng để tránh lặp lại những sai lầm các nước này đã gặp phải, nhằm khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo đảm môi trường và phát triển bền vững.

Sự phát triển mạnh mẽ của một số ngành kinh tế khác như Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, v.v. dẫn đến sự phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch biển.

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào phát triển những khu du lịch biển cao cấp.

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 27 - Luật Du lịch đã được ban hành với hệ thống các Nghị định và văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, trong đó có du lịch biển phát triển.

Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã được thành lập. Đây là thuận lợi cơ bản nhằm tạo nên sự chỉ đạo thống nhất và sự phối kết hợp giữa các Bộ ngành và địa phương trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược trong phát triển du lịch.

6.2. Những khó khăn và thách thức

Du lịch phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường của tình hình thế giới, cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Phát triển du lịch biển hiện đang đứng trước nguy cơ suy giảm tài nguyên và sự xuống cấp của môi trường ở vùng ven biển do sự phát triển thiếu đồng bộ, sự bất cập giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ dẫn đến tình trạng chồng chéo trong khai thác sử dụng tài nguyên biển; sự bất cập của công tác quản lý trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này.

Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển du lịch, chưa tạo được thuận lợi cho du khách, vì vậy làm giảm sức hấp dẫn du lịch đối với khách, ảnh hưởng đến khả năng khách quay lại nhiều lần.

Việc đầu tư phát triển du lịch còn manh mún, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa huy động và khai thác mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch. Vốn đầu tư cho du lịch còn hạn chế, đặc biệt vốn đầu tư từ ngân sách cho nâng cấp hạ tầng du lịch, tạo điều kiện tiếp cận các điểm tiềm năng, các địa điểm thăm quan du lịch hấp dẫn ở vùng ven biển, đặc biệt ở hệ thống đảo ven bờ.

Hệ thống chính sách về phát triển du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, còn chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được đầu tư phát triển, đặc biệt đối với những sản phẩm du lịch biển chất lượng cao.

Công tác quản lý của ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch biển, phối hợp liên ngành còn chồng chéo. Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.

PHẦN II

CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM BIỂN VIỆT NAM

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 25 - 28)