TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 58 - 59)

Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu và giải pháp nhằm tạo đột phá phát triển du lịch bỉen và vùng ven biển cần có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và địa phương, theo cơ chế thực hiện như sau:

1. Tổng cục Du lịch

Là cơ quan thường trực của BCĐNN về du lịch, có trách nhiệm giúp Ban trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch biển và vùng ven biển. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước và trên địa bàn đến năm 2010, Quyết định về “ Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường phát triển du lịch Miền Trung- Tây Nguyên” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005:

- Xây dựng chương trình hành động tăng cường phát triển du lịch các vùng, trọng điểm du lịch (đầu tư, quảng bá, xúc tiến..) cũng như phối hợp thực hiện giữa các tỉnh, thành phố trong vùng.

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chính sách, cơ chế nhằm tạo đột phá thúc đẩy phát triển du lịch biển, vùng ven biển.

- Chủ trì, chỉ đạo tăng cường công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng biển và ven biển; hướng dẫn UBND cấp tỉnh tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của địa phương.

2. Các Bộ, các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ liên quan để chủ trì, hoặc tham gia tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. hoặc tham gia tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 58 Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước và trên địa bàn đến năm 2010, quyết dịnh có liên quan của Thủ tướng Chính phủ đối với địa bàn tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình cho phù hợp. Năm 2006 tất cả các tỉnh, thành phố đều điều chỉnh xong quy hoạch phát triển du lịch. Quản lý chặt chẽ việc đầu tư các dự án phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch theo quy hoạch.

Xác định các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch của địa phương và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn.

Xây dựng lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước về du lịch trực thuộc tỉnh, thành phố cho mỗi năm và tới năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3, và kiên quyết thực hiện đúng lộ trình này.

Bố trí nguồn vốn đầu tư, quảng bá và xúc tiến du lịch tương xứng tiềm năng phát triển du lịch của địa phương mình để hình thành các khu, điểm du lịch tạo thế liên hoàn với các điểm du lịch khác trên địa bàn để thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 58 - 59)