QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

vùng du lịch, á vùng du lịch, tiểu vùng du lịch và trung tâm du lịch:

- Hệ thống khu, điểm du lịch: phát triển các điểm du lịch tại các nơi có di sản văn hoá, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên được nâng cấp, xếp hạng, trong đó có khu vực biển đảo và ven biển.

- Phát triển các khu du lịch quốc gia, bao gồm 4 khu du lịch tổng hợp, 34 khu du lịch chuyên đề quốc gia.

- Phát triển các tuyến du lịch:

+ Tuyến du lịch xuyên Á, theo đưòng sắtxuyên Á sau đó theo đường sắt Bắc Nam là tuyến du lịch quốc tế đường bộ liên kết các vùng, điểm du lịch quan trọng của cả nước.

+ Tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển qua các cảng nối kết các trọng điểm du lịch quốc gia: Hạ Long (Vùng Du lịch Bắc Bộ), Đà Nẵng, Huế (Vùng du lịch Bắc Trung Bộ), Khánh Hoà và TP. Hồ Chí Minh (Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ).

+ Tuyến du lịch quốc tế hành lang Đông Tây từ các tỉnh thuộc vùng du lịch ven biển Bắc Trung Bộ qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào, Thái Lan và các nước thuộc khối ASEAN;

+ Tuyến du lịch quốc tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; - Tuyến du lịch bổ trợ, gồm tuyến du lịch duyên hải Bắc Bộ theo quốc lộ 10 nối các điểm du lịch thuộc tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ với các điểm du lịch thuộc tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM NAM

1. Quan điểm phát triển

Phát triển du lịch biển theo hướng du lịch cảnh quan, văn hoá, thể thao kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi.

Chú trọng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước.

TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 30

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đưa ngành du lịch biển trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế biển vào năm 2010

Nhiệm vụ của phát triển du lịch biển theo tinh thần Nghị quyết 03NQ/TW là "Cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư đồng bộ, hợp tác liên doanh với nước ngoài, hình thành các quần thể du lịch, kết hợp nhiều mặt : nghỉ ngơi, giải trí, thăm quan, điều dưỡng"

2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Khách du lịch:

Căn cứ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2005 toàn vùng ven biển đón gần 4,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế đi lại giữa các tỉnh trong vùng với 12,5 triệu ngày khách; năm 2010 là 7,4 triệu lượt với hơn 24 triệu ngày khách. Nếu so với toàn quốc thì tổng ngày khách quốc tế ở vùng ven biển năm 2005 chiếm tới 66% tổng ngày khách quốc tế của toàn quốc, năm 2010 là 63%.

Đối với khách du lịch nội địa các con số tương ứng sẽ là 13,8 triệu lượt khách với hơn 19,8 triệu ngày khách vào năm 2005; 17,8 triệu lượt khách với hơn 30,7 triệu ngày khách vào năm 2010; bằng 71% (2005) và 76% (2010) so với toàn quốc ( theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004).

+ Thu nhập du lịch:

Đến năm 2005, thu nhập từ du lịch biển dự kiến đạt 1,45 tỷ USD bằng 69,5% thu nhập du lịch toàn quốc. Tương ứng vào năm 2010 là 3,2 tỷ bằng 77,1% ( theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004).

+ Cơ sở lưu trú:

Nhu cầu phòng khách sạn cho hoạt động du lịch biển vào năm 2005 gần 56,8 ngàn phòng, chiếm 63% nhu cầu phòng khách sạn của toàn quốc; năm 2010 sẽ là 90,9 ngàn phòng, chiếm khoảng 60% nhu cầu phòng nghỉ của toàn quốc (theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004).

+ Về lao động:

Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch biển sẽ cần hơn 362 ngàn lao động trong ngành du lịch vào năm 2005 và khoảng hơn 582 ngàn lao động năm 2010 (cả lao động trực tiếp và gián tiếp); chiếm tương ứng 63% và 60% tổng lao động trong ngành du lịch cả nước vào năm 2005 và 2010 (theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004)..

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đột PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN và VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)