Thiếu vitamin và chất khoáng 1 Nguyên nhân gây thiếu

Một phần của tài liệu Hóa dược - dược lý lâm sàng (Trang 116 - 119)

- Tổn hại x−ơng và răng Rối loạn tiêu hoá

2. Thiếu vitamin và chất khoáng 1 Nguyên nhân gây thiếu

2.1. Nguyên nhân gây thiếu

Các vitamin và chất khoáng luôn có sẵn trong ngũ cốc và thực phẩm (gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa, rau...), vì vậy đối với những ng−ời không có quá

trình rối loạn hấp thu ở đ−ờng tiêu hóa (ỉa chảy, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày- tá tràng...) và không ăn kiêng, có chế độ ăn cân đối với thực phẩm đảm bảo chất l−ợng thì không bao giờ thiếu và không cần bổ sung. Nói chung, các vitamin tan trong n−ớc dễ bị hỏng hơn các vitamin tan trong dầu và không có dự trữ nên dễ gặp hiện t−ợng thiếu hơn.

Nên nhớ rằng vitamin luôn tồn tại song song với chất khoáng và các nguyên tố vi l−ợng (sắt, đồng, kẽm, calci, phospho...) nên những tr−ờng hợp thiếu vitamin cũng th−ờng kèm theo thiếu cả chất khoáng và do đó khi bổ sung cũng cần tính đến cả chất khoáng. Tuy nhiên, chất khoáng khá bền và ít hao hụt nên nguy cơ thiếu cũng ít hơn; việc bổ sung chất khoáng cần thận trọng vì phạm vi an toàn hẹp, dễ dẫn đến ngộ độc do quá liều.

Thiếu các chất này có thể do những nguyên nhân sau:

2.1.1. Do cung cấp thiếu

− Chất l−ợng thực phẩm không bảo đảm: Ngũ cốc để lâu ngày hoặc bị mốc sẽ giảm l−ợng các vitamin nhóm B có trong lớp vỏ áo của hạt (gạo, mì...). Rau quả úa, héo hoặc bảo quản lạnh lâu ngày làm giảm hàm l−ợng vitamin C.

− Khâu chế biến không đúng cũng có thể làm giảm l−ợng vitamin mặc dù chất l−ợng thực phẩm ban đầu tốt. Ví dụ các vitamin nhóm B và C đều dễ hỏng trong môi tr−ờng kiềm, khi tiếp xúc với kim loại, với nhiệt độ cao hoặc với các chất oxy hóa.

− Nghiện r−ợu: Nghiện r−ợu gây xơ gan dẫn đến giảm khả năng dự trữ vitamin của gan, gây tắc mật làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu, thiếu albumin làm giảm hấp thu vitamin A...

− Do chất đất và nguồn n−ớc ở từng địa ph−ơng: Chất đất và n−ớc ở một số vùng có hàm l−ợng iod hoặc fluorid thấp gây bệnh b−ớu cổ địa ph−ơng, hỏng răng...

2.1.2. Do rối loạn hấp thu

− Suy dinh d−ỡng, ỉa chảy kéo dài, nghiện r−ợu,... đều làm giảm hấp thu các chất, trong đó có vitamin và chất khoáng.

− ở ng−ời cao tuổi, sự thiếu vitamin và chất khoáng là do sự giảm chức năng của hệ tiêu hóa: giảm sự tiết dịch vị, dịch mật, dịch tụy... và sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ chế hấp thu tích cực qua niêm mạc ruột. Thêm vào đó, do nhu động ruột yếu, hay bị táo bón nên việc dùng thuốc nhuận tràng kéo dài cũng là một nguyên nhân cản trở hấp thu các chất, trong đó có vitamin và chất khoáng.

− Rối loạn hấp thu có thể do một số bệnh đ−ờng tiêu hóa nh− viêm tụy, tắc mật, loét dạ dày - tá tràng...

2.1.3. Do nhu cầu cơ thể tăng nhng cung cấp không đủ

Phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì hoặc bệnh nhân sau ốm dậy, sau mổ, nhiễm khuẩn kéo dài... đều có nhu cầu về vitamin và chất khoáng tăng hơn bình th−ờng. Những tr−ờng hợp này nếu đ−ợc bổ sung tốt bằng chế độ ăn uống thì không cần dùng thêm vitamin và chất khoáng dạng thuốc. Uống hoặc tiêm vitamin và chất khoáng chỉ cần khi không ăn đ−ợc do rối loạn tiêu hóa hoặc ăn không đủ (do mệt mỏi, chán ăn...).

2.2. Xử trí khi thiếu vitamin

− Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nó là việc phải làm đầu tiên.

Ví dụ:

+ Nếu thiếu do rối loạn hấp thu thì phải điều trị các bệnh liên quan (ỉa chảy, suy gan, tắc mật...).

+ Thiếu do cung cấp không đủ cho nhu cầu thì phải tăng c−ờng thêm khẩu phần ăn hoặc sử dụng thêm vitamin và chất khoáng nếu thiếu trầm trọng...

− Bổ sung vitamin và chất khoáng:

+ Bổ sung hợp lý nhất là từ thực phẩm vì đó là nguồn cung cấp đầy đủ và cân đối nhất.

+ Bổ sung d−ới dạng thuốc chỉ khi thiếu trầm trọng hoặc trong tr−ờng hợp ch−a có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn, ví dụ thiếu vitamin A, thiếu sắt ở bệnh nhân nghèo, những ng−ời mà hợp phần dinh d−ỡng chủ yếu là ngũ cốc và rau.

Chọn chế phẩm:

Tất cả các yếu tố gây thiếu vitamin và chất khoáng đã nêu trên gây ra những rối loạn chuyển hóa các chất. Th−ờng thì ít có hiện t−ợng thiếu đơn độc một chất trừ nguyên nhân thiếu do khuyết tật di truyền hoặc do t−ơng tác thuốc, vì vậy việc bổ sung vitamin hoặc chất khoáng d−ới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ. Tỷ lệ phối hợp của các công thức khác nhau nên khi lựa chọn phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp. Chế phẩm vitamin có kèm chất khoáng ít phổ biến hơn. Dạng đơn lẻ của vitamin và chất khoáng th−ờng rẻ hơn. Vì vậy nếu biết chắc chắn thiếu chất nào thì chỉ bù chất đó để ít có nguy cơ thừa chất khác mà lại tiết kiệm. Tuy nhiên các dạng đơn lẻ th−ờng có hàm l−ợng cao hơn nên dễ dẫn đến nguy cơ thừa hơn dạng phối hợp.

Chú ý:

Một số tr−ờng hợp chỉ định vitamin không hề liên quan đến tác dụng sinh lý của chúng và th−ờng dùng ở liều rất cao :

− Hỗn hợp vitamin nhóm B (B1, B6, B12) với hàm l−ợng vitamin gấp hàng trăm, hàng nghìn lần nhu cầu sinh lý dùng để giảm đau trong các chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân. Chỉ định này hoàn toàn theo kinh nghiệm chứ không hề có chứng minh thực nghiệm. Nên nhớ rằng vitamin B12 tuy thuộc nhóm tan trong n−ớc nh−ng có dự trữ ở gan và liều cao cũng gây tích lũy, dẫn đến thừa nh− đối với các vitamin tan trong dầu, do đó cần tính đến hậu quả này khi sử dụng.

− Vitamin B12 d−ới dạng hydroxocobalamin với liều rất cao (0,1 g/kg, tiêm tĩnh mạch) đ−ợc dùng để giải độc cyanua.

Một phần của tài liệu Hóa dược - dược lý lâm sàng (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)