Nhu cầu hàng ngày về vitamin và chất khoáng

Một phần của tài liệu Hóa dược - dược lý lâm sàng (Trang 115 - 116)

- Tổn hại x−ơng và răng Rối loạn tiêu hoá

1. nhu cầu hàng ngày về vitamin và chất khoáng

Nhu cầu hàng ngày về vitamin và chất khoáng đối với ng−ời bình th−ờng không nhiều. Bổ sung vitamin và chất khoáng chỉ cần thiết khi thiếu. Bảng 9.1. là l−ợng vitamin và chất khoáng cần bổ sung hàng ngày khi thiếu hoàn toàn d−ới dạng thuốc.

Bảng 9.1. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin và chất khoáng hàng ngày

Vitamin và

chất khoáng Đơn vị

D−ới 1

tuổi Từ 1- 4 tuổi Trên 4 tuổi và ng−ời lớn cho con bú Có thai và

Vitamin A đvqt 1.500 2.500 5.000 8.000 - D đvqt 400 400 400 400 - E đvqt 5 10 30 30 - C mg 35 40 60 60 - B1 mg 0,5 0,7 1,5 1,7 - B2 mg 0,6 0,8 1,7 2 - PP (B3) mg 8 9 20 20 - B6 mg 0,4 0,7 2 2,5 - B12 àg 2,0 3 6 8 A. folic (B9) mg 0,1 0,2 0,4 0,8 Biotin (B8) mg 0,5 0,15 0,3 0,3 A.pantothenic (B5) mg 3 5 10 10 Calci (Ca) mg 600 800 1.000 1.300 Sắt (Fe) mg 15 10 18 18 Phospho (P) mg 500 800 1.000 1.300 Iod (I2 ) àg 45 70 150 150 Magnesi (Mg ) mg 70 200 400 450 Kẽm (Zn) mg 5 8 15 15 Đồng (Cu) mg 0,6 1 2 2

Số liệu trong bảng 9.1 dựa theo tiêu chuẩn của Viện hàn lâm khoa học Mỹ và đ−ợc "Cục Thực phẩm và Thuốc" (FDA) của Mỹ lấy làm thông tin để lựa chọn bổ sung vitamin và các chất khoáng, vì vậy l−ợng ghi trong bảng là tiêu chuẩn bổ sung trong tr−ờng hợp thiếu hụt vitamin.

Bình th−ờng, liều dùng của các vitamin và chất khoáng chỉ nên trong phạm vi từ 3 đến 5 lần l−ợng ghi trong bảng. Dùng kéo dài những l−ợng lớn hơn 10 lần nhu cầu thực tế có thể dẫn đến những trạng thái bệnh lý do thừa vitamin và chất khoáng.

Hai vitamin có phạm vi an toàn hẹp nhất là vitamin A và D. Liều tối đa cho phép chỉ gấp 10 lần nhu cầu trong bảng. Viatmin A đặc biệt nguy hiểm khi dùng liều cao cho phụ nữ có thai vì có nguy cơ gây quái thai hoặc tăng áp lực nội sọ ở thai nhi. Phụ nữ có thai nếu cần bổ sung chỉ đ−ợc dùng những liều bằng l−ợng ghi trong bảng.

Trong bảng không trình bày nhu cầu vitamin K vì thực tế l−ợng vitamin K cần cho nhu cầu hàng ngày có thể bảo đảm nhờ hệ vi khuẩn ruột. Bổ sung vitamin này chỉ cần thiết đối với trẻ sơ sinh vì ở đối t−ợng này hệ vi khuẩn ruột ch−a phát triển đầy đủ hoặc với bệnh nhân sử dụng kéo dài kháng sinh đ−ờng uống do hệ vi khuẩn ruột bị kháng sinh hủy hoại. Do vitamin K đ−ợc dự trữ trong gan nên việc bổ sung cũng đơn giản: Dùng 1 liều 0,5 - 1 mg qua đ−ờng tiêm bắp hoặc uống.

Nhìn vào bảng 9.1 có thể thấy l−ợng cần bổ sung vitamin và chất khoáng hàng ngày tuỳ thuộc lứa tuổi, trạng thái sinh lý,....

Nhu cầu tăng có thể gặp trong các tr−ờng hợp sau:

− Trạng thái sinh lý: Nhu cầu hàng ngày sẽ tăng không chỉ theo lứa tuổi, khi có thai... mà cả theo hoạt động thể lực (lao động nặng, hoạt động thể thao...).

− Trạng thái bệnh lý: Khi bị bệnh kéo dài, đặc biệt là những trạng thái bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá - nơi hấp thu vitamin (tắc mật, cắt đoạn dạ dày, ỉa chảy kéo dài...), khi gặp stress (sốt cao, sau mổ, nhiễm khuẩn nặng...). Các số liệu trong bảng 9.2 là ví dụ về một số tr−ờng hợp cần bổ sung vitamin và l−ợng cần bổ sung.

Bảng 9.2. L−ợng vitamin cần bổ sung khi gặp stress (sốt cao, sau mổ, bỏng nặng, nhiễm khuẩn nặng...)

Vitamin % US RDA L−ợng cần bổ sung

Vitamin C 500 300 mg Vitamin B1 667 10 mg Vitamin B2 588 12 mg Vitamin B6 200 20 mg Vitamin B12 61 1,8 mcg Acid folic 375 1,5 mg

Một phần của tài liệu Hóa dược - dược lý lâm sàng (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)