Chỉ tiêu về quy mô đầu tư cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay (vốn huy động) và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng (Trang 47 - 49)

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tại ngân hàng Đạ iÁ chi nhánh Hàng Xanh

2.2.2.1 Chỉ tiêu về quy mô đầu tư cho vay

Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế

BẢNG 4: Kết quả dư nợ cho vay

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Đại Á 2009-2011)

Nhận xét:

Hoạt động tín dụng của NHTMCP Đại Á trong những năm gần đây tăng trưởng một cách rõ nét. Qua phân tích số liệu ta thấy từ thời điểm 31/12/2008 đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay liên tục tăng lên. Năm 2009 tổng dư nợ là 4.249.434 triệu đồng, đến 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng là 5.786.471 triệu đồng tăng lên 1.537.037 triệu đồng tương ứng tăng 36,17%. Năm 2011 dư nợ cho vay là 6.996.246 triệu tăng 1.209.775 triệu tương ứng với mức tăng 21% so với năm 2010 .Mức tăng trưởng không cao, về mặt tỷ trọng lại có xu hướng giảm mạnh từ 36,17% xuống còn 21% do Ngân hàng phát triển một số sản phẩm dịch vụ khách nên phải chuyển vốn đầu tư sang các lĩnh vực này. Tuy nhiên đây cũng là một con số đáng ghi nhận với qui mô một Ngân hàng vừa và nhỏ như Đại Á. Để đạt được kết quả như trên là nhờ vào nỗ lực rất lớn của toàn Ngân hàng. Trong những năm gần đây Ngân hàng không ngừng mở rộng qui mô và mạng lưới, bên cạnh đó phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên luôn để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng cùng với uy tín tài chính của Đại Á .

Tình hình cho vay và thu nợ

Cho vay và thu nợ là một chu trình nghiệp vụ quan trọng của NHTM, mục tiêu của cho vay cho vay đối với nền kinh tế của NHTM là cung ứng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân. Trên cơ sở khách hàng vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng thu nợ gốc và lãi được đúng hạn. Như vậy thu nợ phản ánh chất lượng tín dụng. Qua bảng dưới đây thể hiện doanh số cho vay và doanh số thu nợ:

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Tổng dư nợ 4.249.434 5.786.471 6.996.246

Biến động dư nợ - 1.537.037 1.209.775

38

BẢNG 5:Doanh số cho vay và thu nợ

Đơn vị : triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền So với

2009 Số tiền

So với 2010

Doanh số cho vay 4.249.434 5.786.471 1.545.532 6.996.246 1.141.058 Doanh số thu nợ 278.690 386.371 98.681 730.596 344.225

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Đại Á 2009-2011)

Hệ số sử dụng vốn

Như đã đánh giá trên, tuy lượng cho vay tăng lên, nhưng trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiến hành phân phối, để xem xét mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn vào việc cho vay, ta xét hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2009-2011) BẢNG 6: Hệ số sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tổng nguồn vốn huy động 6.029.276 7.938.917 18.690.102 Tổng dư nợ tín dụng 4.249.434 5.786.471 6.996.246 Hệ số sử dụng vốn (%) 70,4% 72,9% 37%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Đại Á 2009-2011) Nhận xét:

Nhìn vào số liệu ta thấy hệ số sử dụng vốn huy động của Ngân hàng Đại Á tương đối cao, chứng tỏ Ngân hàng biết khai thác tối đa tiền vốn huy động sử dụng vào hoạt động cho vay. Năm 2011 hệ số sử dụng vốn giảm mạnh là do tổng nguồn vốn huy động được tăng mạnh, gấp hơn 2 lần so với năm 2010 nhưng dư nợ tín dụng lại tăng chậm .Điều này chứng tỏ trong năm 2011 Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động được vào những hoạt động dich vụ khác nhau của Ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn như: hoạt động đầu tư, bảo lãnh, thanh toán …

39

2.2.2.2 Chỉ tiêu về chất lượng cho vay

Tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ

Dư nợ quá hạn một phần lớn phát sinh do khách hàng chậm trả lãi nên gốc và lãi tạm thời bị chuyển sang quá hạn, còn lại là nợ khó đòi đã phát sinh từ nhiều năm trước. Để đánh giá chất lượng tín dụng ta phải xem xét mối tương quan giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ tín dụng.

BẢNG 7: Tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Nhận xét:

Ba năm qua tỷ trọng nợ quá hạn của Ngân hàng đã vượt quá so với kế hoạch nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tại thời điểm 31/12/2009 nợ quá hạn là 89.238 triệu đồng chiếm 2,1% trên tổng dư nợ. Năm 2010 nợ quá hạn là 182.917 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,16% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc tăng nợ quá hạn một phần là do dư nợ cho vay năm 2010 cao hơn so với năm 2009, mặt khác là do các doanh nghiệp vay vốn chậm trễ trong việc trả gốc và lãi nên số dư nợ này được chuyển sang nợ quá hạn. Đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 186.100 triệu đồng, tăng 1,74% so với năm 2010 và tăng 0,66% so với kế hoạch đề ra năm 2010 là 184.879 triệu đồng. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì tỷ trọng nợ quá hạn năm 2011 giảm nhiều so với năm 2010 chỉ chiếm 2,66% tổng dư nợ cho vay. Đây là kết quả của việc thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ cũ, Ngân hàng còn coi trọng việc phân tích đánh giá các yếu tố về tình hình tài chính, khả năng phát triển kinh doanh và thẩm định từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể của khách hàng từ đó quyết định cho vay đúng đắn, phù hợp hơn nhờ vậy công tác tín dụng năm 2011 đảm bảo chất lượng hơn so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay (vốn huy động) và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)