Hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay (vốn huy động) và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng (Trang 34 - 37)

2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn huy động

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những nhà quản trị ngân hàng là phải làm sao mà một đồng vốn bỏ ra phải thu về nhiều đồng lợi nhuận hơn hay nói một cách khác là vốn được sử dụng hiệu quả nhất.

Hiệu quả sử dụng vốn nói chung là sự đạt được mục tiêu đề ra khi sử dụng một lượng vốn nhất định vào kinh doanh với những chi phí thấp nhất, hiệu quả trực tiếp đó là phải kinh doanh phải có lãi để đổi mới trang thiết bị, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, đảm bảo duy trì được năng lực của vốn. Hoạt động của ngân hàng bao gồm hai mạng chính đó là huy động vốn và sử dụng vốn, do đặc thù của ngành ngân hàng mà quan điểm về hiểu quả sử dụng vốn được hiểu là:

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù phản ánh trình độ và khả năng thực hiện công tác sử dụng vốn nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể. Có nghĩa là về mặt lượng hoạt động sự dụng vốn biểu hiện giữa kết quả đạt được (số lượng, thời gian) với chi phí bỏ ra. Còn về mặt chất nó phản ánh năng lực, trình độ quản lý của Ngân hàng.

Một điều dễ thấy là một khi Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả là cơ sở thuận lợi để hoạt động huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả. Còn xét trên một phạm vi rộng hơn, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng không chỉ mục đích là lợi nhuận mà nó còn nó còn ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế.

Thông qua việc đi sâu nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của một Ngân hàng ta có thể thấy được năng lực, trình độ quản lý của Ngân hàng đó như thế nào, chẳng hạn như việc huy động vốn có phù hợp với sử dụng vốn hay không, Ngân hàng đã khai thác hết khả năng của mình chưa, cơ cấu của sử dụng vốn có phù hợp cơ cấu nguồn vốn không và bên cạnh sự tăng trưởng của sử dụng vốn thì sự tăng trưởng đó có ổn định không. Từ việc phân tích này ta có thể rút ra được mặt mạnh của Ngân hàng để phát huy những hạn chế còn tồn đọng, tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp giải quyết nhằm mục đích giúp Ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn.

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động

Căn cứ vào quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn, thì hiểu quả sử dụng vốn được đánh giá qua các nhóm sau:

25

2.2.1 Chỉ tiêu về quy mô đầu tư và cho vay

- Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế: Tổng dư nợ nội tệ và ngoại tệ thể hiện được

mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại tại một thời điểm của Ngân hàng mà Ngân hàng đã cho vay chưa thu về. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay (Dư nợ đầu kỳ +Doanh số cho vay - Doanh thu số nợ = Dư nợ cuối kỳ) với khả năng đáp ứng nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.

- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát có hệ thống

đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự đánh giá cụ thể về chất lượng các khoản vay và phần rời của những khoản vay trong một thời kỳ nhất định (trong ngày, tháng, quý, năm...) nhưng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một Ngân hàng, quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của Ngân hàng đó đối với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ.

- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản cho

vay khi đến thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hệ số sử dụng vốn: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn so với tổng nguồn

vốn, hệ số này luôn nhỏ hơn 1 và được xác định theo công thức

Hệ số sử dụng vốn =

Tổng vốn sử dụng Tổng nguồn vốn

- Vốn vay / Khả năng giải quyết, xử lý vốn tồn động: Là chỉ tiêu phản ánh độ nhạy

bén, khả năng luân chuyển vốn tồn động theo chiều hướng đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

2.2.2 Chỉ tiêu về chất lượng cho vay.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng một khoản cho vay và khả

năng bảo đảm của nã trong một thời hạn nhất định. Thực chất, chỉ tiêu này cho biết sự luân chuyển lượng tiền mặt trong một Ngân hàng, phán ánh phần chất đối với doanh thu nợ. Đây cũng là yếu tố đánh giá tính chất trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và trình độ quản trị Ngân hàng đồng thời thể hiện tình hình biến động chung của nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn

x 100%

26 - Vòng quay vốn được xác định theo công thức sau:

Vòng quay vốn càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay của Ngân hàng càng luân chuyển nhanh, tham gia vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Ngoài ra, còn có thể đánh giá tình hình sử dụng vốn qua các chỉ tiêu: - Nợ khó đòi / tổng dư nợ

- Nợ quá hạn / Vốn chủ sợ hữu

- Dự phòng tổn thất tín dụng /Dư nợ tín dụng

2.2.3 Các tỷ lệ phản ánh khả năng sinh lời chủ yếu trong hoạt động Ngân hàng

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của các NHTM. Do đó các chỉ tiêu tài chính về lợi nhuận luôn là điểm hấp dẫn đối với nhà phân tích. Một số nhà quản trị thường dùng các chỉ số sau đây để đánh giá lợi nhuận của Ngân hàng:

- Chỉ số ROA

ROA =

Lợi nhuận ròng

x 100% Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của ban điều hành Ngân hàng trong việc tận dụng các nguồn vốn để tạo ra thu nhập, nghĩa là một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. ROA giúp nhà quản trị thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có.

ROA là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng, vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tư. Tất cả các loại tài sản có như cho vay, chuyển nhượng dự trữ…đều sinh ra lãi mỗi ngày, ngoại trừ hai loại tài sản là dự trữ tiền mặt và tài sản cố định, nói cách khác ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, Ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, có sự điều chỉnh linh hoạt giữa các mục trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu ROA càng cao thì thể hiện mức độ rủi ro càng cao. Vì vậy so sánh giữa các kỳ hoạch toán, đối chiếu với sự di chuyển các loại tài sản có nhà quản trị có thể rút ra nguyên nhân của thành công hoặc thất bại của Ngân hàng.

- Chỉ số ROE (thu nhập ròng trên vốn)

Vòng quay vốn =

Doanh số nợ

x 100% Dư nợ bình quân

27 ROE =

Lợi nhuận ròng

x 100% Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng. Hệ số ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được từ việc đầu tư vốn của mình, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhược điểm của hệ số ROE đối với một ngân hàng cụ thể là lợi nhuận trên toàn bộ tài sản có tương đối thấp, tuy nhiên mức lợi nhuận trên vốn cổ phần có thể rất cao. Trong trường hợp này, vốn cổ phần của Ngân hàng sẽ nhỏ hơn so với tổng tài sản của nó, tức là Ngân hàng mất nhiều khả năng độc lập nên có thể đang có nhiều rủi ro về ký thác, mặc dù mức lợi nhuân trên vốn cổ phần cao tạo thành hình ảnh Ngân hàng hoạt động có vẻ như rất tốt.

- Chỉ số ROS (Lợi nhuận trên doanh thu )

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

- Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: ROS =

Lợi nhuận ròng

x 100% Doanh thu

2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Sử dụng vốn là yếu tố quan trọng của NHTM nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố quan trọng được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng.

- Thứ nhất: Hiệu quả hoạt động sử dung vốn là yếu tố quyết định đến năng lực canh tranh của một NHTM. Thực hiện tốt việc sử dụng vốn là động lực làm nên hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng, doanh số hoạt động của một Ngân hàng nhờ đó mà tăng lên và từ đó Ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.

- Thứ hai : Hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao uy tín, vị trí

của Ngân hàng trên thị trường.

- Thứ ba: Sử dụng vốn tốt giúp cho Ngân hàng có thể kinh doanh đa đạng trên thị

trường. Không chỉ đơn thuần cho vay mà còn mở rộng hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ khác. Các hình thức này không chỉ làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn làm phân tán rủi ro cho Ngân hàng.

- Thứ tư: Sử dụng vốn có hiệu quả góp phần tạo điều kiện phát triển toàn diện cho nền kinh tế. Khi Ngân hàng thực hiện đầu tư, cho vay có hiệu quả thì tạo ra công ăn việc làm, và thu nhập cho nhiều người lao động góp phần làm giảm tệ nạn xã hội đồng thời tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế. Điều đó lại có tác động hỗ trở cho Ngân hàng phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay (vốn huy động) và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)