Ảnh hưởng của rủi ro đối với Ngân hàng và biện pháp hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay (vốn huy động) và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng (Trang 43)

5.2 Ảnh hưởng của rủi ro đối với Ngân hàng

- Làm giảm doanh thu

Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho Ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của Ngân hàng. Còn trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và tính thanh khoản của Ngân hàng do đó ảnh hưởng tới doanh thu.

- Làm giảm khả năng thanh toán

Rủi ro cho vay khiến việc hoản trả tiền của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hòi được trong khi đó Ngân hàng vẫn phải trả đều đặn cả vốn lẫn lãi đúng kì hạn. Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng.

- Làm giảm uy tín của Ngân hàng

Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của Ngân hàng và khả năng kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là Ngân hàng đó hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của Ngân hàng làm cho lòng tin của khách hàng vào Ngân hàng bị giảm mạnh. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng tới Ngân hàng để gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng làm cho quy mô hoạt động bị ảnh hưởng và gây ra những tổn thất về tài chính dẫn tới hoạt động kém hiệu quả.

5.2 Những biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn

5.2.1 Hạn chế rủi ro tín dụng

- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận cao, sự an toàn và lành mạnh, đây là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. Tùy theo đặc điểm, quy mô của. Ngân hàng để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp .

34 Quy trình tín dụng có ý nghĩa quạn trọng đối với hoạt động Ngân hàng. Một Ngân hàng mạnh là Ngân hàng có quy trình quản lý tín dụng chặt chẽ và có hiệu quả.

Quy trình tín dụng bao gồm: Thẩm định, giám sát khách hàng vay, thu nợ và dự đoán rủi ro.

- Phân tán rủi ro

Không nên tập trung cho vay một vài lĩnh vực vì khi đó Ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố, khuynh hướng vận động của khu vực đó

Không nên dồn vốn đầu tư vào một nhóm khách hàng mà phải tạo ra một giới hạn an toàn, bất kì một khoản vay vượt quá quy định nào đều có thể rơi vào trạng thái rủi ro. Nên đa dạng loại hình kinh doanh, cho vay hợp vốn để cung cấp các khoản tín dụng lớn mà Ngân hàng không có khả năng cho vay hay khó xác định rủi ro, lập bảo hiểm tín dụng và quỹ dự phòng rủi ro…

- Duy trì quan lệ khách hàng lâu dài

Điều này giảm chi phí thu thập và sàng lọc thông tin, tránh được những lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức từ phía Ngân hàng .

- Thực hiện tốt các hình thức đảm bảo tín dụng như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh

5.2.2 Biện pháp giảm rủi ro lãi suất

- Cho vay vốn với lãi suất thả nổi: Cho phép các Ngân hàng có những thay đổi

tương ứng trong mức lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. - Hợp đồng kì hạn tránh được rủi ro trong trường hợp đúng vào thời điểm cho vay thì mức lãi suất thị trường giảm .

- Các hợp đồng lãi suất tương lai: Giống như hợp đồng lãi suất có kì hạn nó tạo ra

khả năng ấn định trước lãi suất cho một thời gian trong tương lai, đặc điểm của nó là không có sự thay đổi lượng tiền gốc mà chỉ thay đổi các khoản chênh lệch lãi suất được trả theo số lượng tiền gốc ngày thanh toán .

5.2.3 Biện pháp giảm thiểu rủi ro hối đoái

- Sử dụng hợp đồng ngoại tệ kì hạn: Kí kết hợp đồng có kì hạn về việc mua bán

ngoại tệ tránh sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.

- Đa dạng hóa nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng: Tránh tập trung vào một vài

ngoại tệ nhằm phân tán rủi ro vì tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động.

5.2.4 Biện pháp giảm rủi ro thanh toán

- Tính toán nhu cầu khả năng thanh toán: Cần tính toán được tiền phải chi và có

thể phải chi. Đòi hỏi phải thanh toán nguồn tiền, chi tiết về nguồn tiền gắn liền với tài sản Nợ, Có hiện hành, dự tính được khả năng tăng vốn cho vay và lượng tiền gửi.

- Quản lý khả năng thanh toán: Nhằm duy trì đủ mức vốn cần thiết để thanh toán

cho các nhu cầu dự tính và nhu cầu đột xuất.

5.2.5 Biện pháp giảm rủi ro về nguồn vốn

- Cần kết hợp tốt giữa khâu huy động vốn và sử dụng vốn, luôn đảm bảo cân đối để hạn chế rủi ro

35

PHẦN 4: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN

HÀNG ĐẠI Á CHI NHÁNH HÀNG XANH 1. Giới thiệu về đề tài

1.1 Mục đích nghiên cứu đề tài

1.1.1 Mục đích chung

Đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn để cho vay của Ngân hàng Đại Á chi nhánh Hàng Xanh, qua đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

1.1.2 Mục đích cụ thể

- Đánh giá tình hình cho vay, thu nợ và nợ quá hạn của Ngân hàng Đại Á qua 3 năm 2009, 2010, 2011

- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2009, 2010, 2011 từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh.

- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đại Á chi nhánh Hàng xanh.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong Ngân hàng Đại Á

- Đề tài tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu sau: Doanh số cho vay, thu nợ, nợ xấu, các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Đại Á.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt đề tài, trên cơ sở dựa trên các kiến thức được tiếp thu tại trường. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng những phương pháp sau:

1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập số liệu thực tế từ các báo cáo hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Nguồn thu thập chủ yếu từ 2 nguồn:

- Dữ liệu nội bộ từ Ngân hàng

- Dữ liệu ngoại vi từ: Sách, báo, phương tiện truyền thông, báo cáo thường niên của NHNN và một số NHTM trên địa bàn.

1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Dùng phương pháp phân tích số tuyệt đối, tương đối, so sánh đối chiếu số liệu qua các năm để phân tích và đánh giá.

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn huy động tại ngân hàng Đại Á chi nhánh Hàng Xanh

2.1 Các số liệu về tình hình tài chính của ngân hàng

Vì chi nhánh Hàng xanh mới khai trương và đi vào hoạt động nên những số liệu thống kê còn hạn chế, trong quá trình phân tích sinh viên lấy số liệu từ bảng báo cáo tài chính của toàn Ngân hàng Đại Á qua 3 năm 2009 -2011.

36

2.2.1 Thực trạng hoạt động ngân quỹ

BẢNG 3: Thực trạng hoạt động ngân quỹ

Đơn vị: triệu đồng

Thời điểm Chỉ tiêu

31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Số tiền Số tiền So với

2009 Số tiền So với 2010 Dự trữ và thanh toán 277.950 417.597 283.151 Tiền mặt 100.752 183.421 82.669 206.463 23.042 Tỷ trọng 36% 44% 73% Tiền gửi NHNN 177.198 234.166 56.968 76.688 (157.301) Tỷ trọng 64% 56% 27%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Đại Á 2009 -2011) Nhận xét:

Nhìn chung về cơ cấu ta thấy, tiền mặt thanh toán tại Ngân hàng có xu hướng tăng tương đối nhanh đặc biệt là giai đoạn 2009 – 2010 đồng thời tỷ trọng tiền gửi tại NHNN lại có xu hướng giảm .

Qua bảng trên cho thấy tình hình dự trữ và thanh toán của NH Đại Á có nhiều biến động. Tại 31/12/2009 tổng dự trữ và thanh toán của Ngân hàng là 277.950 triệu đồng. Trong đó dự trữ tiền mặt thanh toán là 100.752 triệu đồng chiếm 36% trên tổng vốn dự trữ, tiền gửi tại NHNN 177.198 triệu chiếm 64%. Qua đây ta thấy năm 2009 Ngân hàng đã dự trữ một số lượng tiền tương đối nhằm đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của Ngân hàng.

Đến thời điểm 31/12/2010 tổng lượng dự trữ của Ngân hàng là 417.579 tỷ tăng lên 139.647 tỷ đồng so với cùng kì năm 2009, tốc độ tăng đạt 50,24% . Trong đó tiền mặt thanh toán là 183.421 tỷ chiếm 44%, tăng 82.669 triệu đồng còn lại 56% là tiền gửi tại NHNN với số tiền là 234.166 tỷ đồng tăng 56.968 triệu đồng so với năm 2009. Như vậy khối lượng dự trữ năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 phần nào giải quyết được nhu cầu thanh toán của khách hàng tại thời điểm này.

Cho tới năm 2011, lượng tiền dự trữ giảm mạnh so với năm 2010. Tiền gửi tại NHNN giảm 157.301 tỷ đồng trong khi tiền mặt thanh toán tại Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng đến 206.463 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 73% tổng vốn dự trữ. Sự sụt giảm mạnh của tiền gửi tại NHNN là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm của tổng lượng tiền dự trữ.

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng

Cũng như các tổ chức tín dụng khác, hoạt động cho vay của NHTM CP Đại Á chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có, tạo ra khoảng gần khoảng 80% lợi nhuận

37 cho Ngân hàng nên Ngân hàng rất quan tâm đến công tác tín dụng, không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đề cao công tác thẩm định cũng như các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Với quan điểm mở rộng tín dụng phải gắn với an toàn trong cho vay. Do vậy kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng có nhiều khởi sắc. Cụ thể là lượng tín dụng trong những năm gần nay tăng liên tục, chất lượng tín dụng được nâng cao đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế hiện hành. Ngân hàng đã tập trung đầu tư đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.

2.2.2.1 Chỉ tiêu về quy mô đầu tư cho vay.

Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế

BẢNG 4: Kết quả dư nợ cho vay

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Đại Á 2009-2011)

Nhận xét:

Hoạt động tín dụng của NHTMCP Đại Á trong những năm gần đây tăng trưởng một cách rõ nét. Qua phân tích số liệu ta thấy từ thời điểm 31/12/2008 đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay liên tục tăng lên. Năm 2009 tổng dư nợ là 4.249.434 triệu đồng, đến 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng là 5.786.471 triệu đồng tăng lên 1.537.037 triệu đồng tương ứng tăng 36,17%. Năm 2011 dư nợ cho vay là 6.996.246 triệu tăng 1.209.775 triệu tương ứng với mức tăng 21% so với năm 2010 .Mức tăng trưởng không cao, về mặt tỷ trọng lại có xu hướng giảm mạnh từ 36,17% xuống còn 21% do Ngân hàng phát triển một số sản phẩm dịch vụ khách nên phải chuyển vốn đầu tư sang các lĩnh vực này. Tuy nhiên đây cũng là một con số đáng ghi nhận với qui mô một Ngân hàng vừa và nhỏ như Đại Á. Để đạt được kết quả như trên là nhờ vào nỗ lực rất lớn của toàn Ngân hàng. Trong những năm gần đây Ngân hàng không ngừng mở rộng qui mô và mạng lưới, bên cạnh đó phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên luôn để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng cùng với uy tín tài chính của Đại Á .

Tình hình cho vay và thu nợ

Cho vay và thu nợ là một chu trình nghiệp vụ quan trọng của NHTM, mục tiêu của cho vay cho vay đối với nền kinh tế của NHTM là cung ứng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân. Trên cơ sở khách hàng vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng thu nợ gốc và lãi được đúng hạn. Như vậy thu nợ phản ánh chất lượng tín dụng. Qua bảng dưới đây thể hiện doanh số cho vay và doanh số thu nợ:

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Tổng dư nợ 4.249.434 5.786.471 6.996.246

Biến động dư nợ - 1.537.037 1.209.775

38

BẢNG 5:Doanh số cho vay và thu nợ

Đơn vị : triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền So với

2009 Số tiền

So với 2010

Doanh số cho vay 4.249.434 5.786.471 1.545.532 6.996.246 1.141.058 Doanh số thu nợ 278.690 386.371 98.681 730.596 344.225

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Đại Á 2009-2011)

Hệ số sử dụng vốn

Như đã đánh giá trên, tuy lượng cho vay tăng lên, nhưng trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiến hành phân phối, để xem xét mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn vào việc cho vay, ta xét hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2009-2011) BẢNG 6: Hệ số sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tổng nguồn vốn huy động 6.029.276 7.938.917 18.690.102 Tổng dư nợ tín dụng 4.249.434 5.786.471 6.996.246 Hệ số sử dụng vốn (%) 70,4% 72,9% 37%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Ngân hàng Đại Á 2009-2011) Nhận xét:

Nhìn vào số liệu ta thấy hệ số sử dụng vốn huy động của Ngân hàng Đại Á tương đối cao, chứng tỏ Ngân hàng biết khai thác tối đa tiền vốn huy động sử dụng vào hoạt động cho vay. Năm 2011 hệ số sử dụng vốn giảm mạnh là do tổng nguồn vốn huy động được tăng mạnh, gấp hơn 2 lần so với năm 2010 nhưng dư nợ tín dụng lại tăng chậm .Điều này chứng tỏ trong năm 2011 Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động được vào những hoạt động dich vụ khác nhau của Ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận cao hơn như: hoạt động đầu tư, bảo lãnh, thanh toán …

39

2.2.2.2 Chỉ tiêu về chất lượng cho vay

Tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ

Dư nợ quá hạn một phần lớn phát sinh do khách hàng chậm trả lãi nên gốc và lãi tạm thời bị chuyển sang quá hạn, còn lại là nợ khó đòi đã phát sinh từ nhiều năm trước. Để đánh giá chất lượng tín dụng ta phải xem xét mối tương quan giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ tín dụng.

BẢNG 7: Tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Nhận xét:

Ba năm qua tỷ trọng nợ quá hạn của Ngân hàng đã vượt quá so với kế hoạch nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tại thời điểm 31/12/2009 nợ quá hạn là 89.238 triệu đồng chiếm 2,1% trên tổng dư nợ. Năm 2010 nợ quá hạn là 182.917 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,16% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc tăng nợ quá hạn một phần là do dư nợ cho vay năm 2010 cao hơn so với năm 2009, mặt khác là do các doanh nghiệp vay vốn chậm trễ trong việc trả gốc và lãi nên số dư nợ này được chuyển sang nợ quá hạn. Đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 186.100 triệu đồng, tăng 1,74% so với năm 2010 và tăng 0,66% so với kế hoạch đề ra năm 2010 là 184.879 triệu đồng. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì tỷ trọng nợ quá hạn năm 2011 giảm nhiều so với năm 2010 chỉ chiếm 2,66% tổng dư nợ cho vay. Đây là kết quả của việc thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ cũ, Ngân hàng còn coi trọng việc phân tích đánh giá các yếu tố về tình hình tài chính, khả năng phát triển kinh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay (vốn huy động) và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)