Tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty trên thị trường trọng điểm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia của công ty bia huế (Trang 46 - 50)

Côn g ty

2.4.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm bia của công ty trên thị trường trọng điểm.

công ty trên thị trường trọng điểm.

Bảng 2.4. Tình hình tiêu thụ ở một số thị trường trọng điểm.

Thị trường Năm 203 Năm 2004 Năm 2005

Sản lượng (HL) Cơ cấu (%) Sản lượng (HL) Cơ cấu (%) Sản lượng (HL) Cơ cấu (%) Thừa Thiên Huế 253931, 03 58,82 328119, 26 59,81 370905 ,1 65,43 Hà Tĩnh 40148,9 9,3 57438,7 10,47 54193, 07 9,56 Vinh 1899,52 0,44 2413,85 0,44 2210,8 1 0,39 Quãng Bình 21024,2 1 4,87 16567,8 3,02 13718, 33 2,24 Quãng Trị 111812, 54 25,9 141210, 33 25,74 123748 ,4 21,83 Đà Nẵng 1251,96 0,29 1755,53 0,32 1190,4 3 0,21 Quãng Nam 43,17 0,01 37,85 0,0069 17,01 0,003 Quy Nhơn 129,51 0,03 164,58 0,03 170,06 0,03 TP.HCM 431,71 0,1 438,88 0,08 283,44 0,9 Xuất khẩu 863,42 0,2 548,6 0,1 340,12 0,06 Khác 172168 0,04 219,44 0,04 113,37 0,02 Tổng 431780 100 548602, 67 100 366873 ,1 100

( HL= 100lit) Nguồn: Phòng tiếp thị công ty bia Huế.

- Qua bảng phân tích ta thấy tổng sản lượng qua 3 năm đều có xu hướng tăng nhanh và thị trường chủ yếu của công ty là ở các tỉnh Phia Bắc. Nhưng Thừa Thiên Huế vẫn là thị trường truyền thống và chủ lực của công ty năm 2003 sản lượng tiêu thụ ở thị trường Thừa Thiên Huế là 253931,03HL chiếm 58,52% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2004 là 328119,26HL chiếm 59,81% tổng sản lượng tăng 74188,23HL hay tăng 29,22% so với năm 2003.

Năm 2005 sản lượng ở thị trường này tiếp tục tăng lên 42785,23HL hay tăng 13% so với năm 2004 có được điều này là do Thừa Thiên Huế là thị trường truyền thống, mặc khác công ty đã thực hiện tốt các chính sách khuyến mãi, quảng cáo và luôn là nhà tài trợ chính cho các phong trào và các tổ chức trong tỉnh. Công ty cần giữ vững nâng cao uy tín, vị thế trên thị trường này.

- Thị trường Hà Tĩnh cũng tiêu thụ một sản lượng đáng kể cho công ty. Sản lượng tiêu thụ tại thị trường này năm 2003 là 40148,9HL năm 2004 là57438,7HL tuy nhiên năm 2005 sản lượng tiêu thụ giảm còn 54293,7HL nhưng vẫn chiếm 9,56% tổng sản lượng, thị trường này vẫn luôn được công ty quan tâm. Song những chính sách Marketing ở thị trường

này chưa được hiệu quả, cong ty cần có những chính sách, để củng cố giữ thị phần cũng như mở rộng thị trường này trong thời gian tới.

- Thị trường Nghệ An là nơi bia Sài Gòn và Halida đang có thế mạnh với nhiều đợt khuyến mãi và quảng cáo lớn đã ảnh hưởng đến thị phần của công ty, tuy nhiên sức tiêu thụ ở thị trường này có xu hướng phục hồi, với môi trường cạnh tranh mạnh mẽ nên công ty cần phải thường xuyên, theo dõi biến động của thị trường này.

- Thị trường Quãng Trị, Quãng Bình sản phẩm của công ty đang giữ vị trí chủ đạo khoảng 75% tại Quãng Trị và 50% tại Quãng Bình. Mặc dù tại những thị trường naỳ không có một chiến lược khuyến mãi nào nhưng sản lượng tiêu thụ trên thị trường này khá khả quan và đang có xu hướng gia tăng. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên với sức ép của cạnh tranh ngày càng gay gắt của những sản phẩm khác như Sài Gòn, Larue... nên công ty cần có chiến lược mở rộng thị trường để đạt kết quả cao trong khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty mình hơn nữa.

- Thị trường phía Nam ngoại trừ TPHCM các thị trường còn lại đều đang có xu hướng giảm hoặc tăng thì tăng không đáng kể. Do đây là thị trường mới thâm nhập nên người tiêu dùng chưa tiếp xúc nhiều với sản phẩm của công ty, bên cạnh đó các chương trình

khuyến mãi để thâm nhập thị trường vừa hết thời hạn nguòn lực của công ty cũng không đủ mạnh để cạnh tranh toàn diện với các sản phẩm của địa phương. Taọi thị trường TPHCM sản phẩm của công ty đang cạnh tranh với đối thủ nặng ký là bia Sài Gòn, đây là một sản phẩm có rất nhiều chương trình khuyến mãi có hiệu quả và chất lượng nhưng sản lượng vẫn đang có xu hướng tăng do ngừi dân ở thị trường này bắt đầu quen với nồng độ cồn mạnh của loại bia Huda.

Ngoài ra thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm qua cũng có dấu hiệu khả quan. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty ở các thị trường nước ngoài còn quá thấp do chất lượng sản phẩm, cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty còn nhiều hạn chế . Việc thông tin về thị trường và trình độ tiếp thị còn hạn chế đã làm giảm rất nhanh khả năng thâm nhập mở rộng thị trường của công ty . Việc xuất khẩu sản phẩm không phải là mục tiêu của công ty mà là hoạt động này nhằm tạo hình ảnh tích cực cho sản phẩm của công ty từ đó nâng cao uy tín trong nước.

- Nhìn vảo bảng số liệu cho ta thấy sản lượng tiêu thụ ở nhiều thị trường trong năm 2005 giảm nhưng lý do chủ yếu ở đây là do công ty không đủ bia cung cấp cho các đơn đặt hàng của đại lý, bên cạnh

đó công ty phải tung sản phẩm mở rộng thị trường mới và tình hình tiêu thụ bia ở thị trường Thừa Thiên Huế đang tăng nhanh chóng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia của công ty bia huế (Trang 46 - 50)