Tình hình trang bị vốn cuả công ty qua 3 năm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia của công ty bia huế (Trang 37 - 43)

Côn g ty

2.3.Tình hình trang bị vốn cuả công ty qua 3 năm.

năm.

- Vốn là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình kinh doanh. Do vậy quả lý và sử dụng vốn và tài sản đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý và sử dụng vốn và tài sản là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đượ tiền hành bình thường với hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu đó công ty phải huy động quản lý và sử dụng các nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh của mình sao cho năng suất sử dụng vốn là cao nhất. Trong những năm qua ,công ty bia Huế đã không ngừng gia tăng nguồn vốn để đáp ứng mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh. Hơn 70% vốn của công ty là vốn tự có do các bên liên doanh đóng góp. Trong đó công ty TIAS góp 35%. IFU góp 15% vốn và còn lại 50% vốn do bên Việt Nam đóng góp. Để thấy ró hơn tình hình trang bị vốn của công ty ta có thể xét ở bảng số liệu sau.

Qua bảng phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2005 tăng 33,41 tỷ đồng tương ứng tăng 11,86% so với năm 2004; năm 2004 tăng 22,62 tỷ đồng tương ướng tăng 8,73% so với năm 2003. Để xét nguyên nhân , xét sự biến động đó ta phân tích trên những khía cạnh sau.

+ Xét theo tính chất của vốn.

- Ta thấy trong 3 năm vốn cố địng của công ty liên tục giảm, năm 2005 giảm 23,32 tỷ đồng tương ứng giảm 21,22 % so vơí năm 2004. Năm 2004 giảm 28,95 tỷ đồng tương ứng giảm với 20,85% so với năm 2003. Điều này thể hiện sự luận chuyển giá trị TSCĐ khá lớn.Công ty bia Huế là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên dây chuyền công nghệ hiện đại cho nên TSCĐ là một bọ phận không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong những năm qua máy móc thiết bị mà công ty sử dụng hầu hết là những máy móc tghiết bị hiện đại do Đan Mạch cung cấp và ở tình trạng mới do vậy công ty luôn chú trọng việc khai thác tối đa công suất máy móc.

Tuy nhiên để tránh tình trạng lạc hậu của máy móc thiết bị công ty cần phải luôn chú ý phân tích nắm bắt kịp thời thông tin và cải thiện dây chuyền công nghệ máy móc để phục vụ cho mục tiêu mở

rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua công ty áp dụng mức khấu hao là 10% nhưng do công ty luôn tận dụng hết công suất máy móc, công suất thực tế thường vượt quá công suất thiết kế nên tỷ lệ khấu hoa bao giờ cũng lớn hơn 10% với tỷ lệ khấu hao như vậy cùng với tỷ trọng của TSCĐ chỉ chiếm trung bình 40,02% tổng nguồn vốn và sự hoạt động có hiệu quả của công ty như hiện nay thì khi có nhu cầu đầu tư, thay thế và sữa chữa TSCĐ thì công ty có thể thực hiện một cách dễ dàng hơn.

- Mức khấu hao này cũng lý giải do sự tăng lên về TSLĐ năm 2005 đạt 56,73% tỷ đồng tương ứng với tăng 21,22% so với năm 2004. Năm 2004 tăng 51,57 tỷ đồng tương ứng với tăng 42,88% so với năm 2003. Cũng chính điều này đã giúp công ty thu hồi được lượng tiền mặt lớn, thuận lợi cho việc chi trả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng kịp thời. Cụ thể vốn bằng tiền năm 2005 tăng 65,3 tỷ đồng tương ứng tăng 118,95% so với năm 2004. Năm 2004 tăng 12,02 tỷ đồng tương ứng tăng 28,04% so với năm 2003.

-Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó, vào năm 2004 các khoản phải thu của khách hàng lại tăng 90,,20% ứng với giá trị 31,82 tỷ đồng điều này chứng

tỏ công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt là khả năng thanh toán cho công ty một chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của công ty. Nguyên nhân của nó một phần là công ty thay đổi chính sách tín dụng đối với khách hàng để mở rộng thị trường tăng doanh số bán bằng cách cho khách hàng trả tiền chậm, ngưng tình trạng này đã được khắc phục vào năm 2005. Từ đó việc mua bán của công ty được thực hiện theo phương thức mua đứt bán đoạn tình hình công nợ của công ty đã phát triển theo chiều hướng tích cực cụ thể năm 2005 các khoản phải thu giảm 17,53 tỷ đồng tương ứng với giảm 26,11% so với năm 2004.Đây là một biểu hiện tốt mà công ty cần phải giữ trong những năm tới để quá trình kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn.

+ Xét theo nguồn hình thành.

- Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng hơn 85% tổng nguồn vốn. Sở dĩ có điều này là do đặc điểm công ty bia Huế là công ty liên doanh nên nguồn vốn chủ yếu được tài trợ các bên liên doanh đây là một lợi thế của công ty về mặt tài chính , giúp công ty ổn định được tình hình tài chính chủ động được trong quá trình sản xuất kinh doanh, ta thấy nguồn vốn chủ sở

hữu có xu hướng tăng qua 3 năm . Năm 2005 tăng 17,96 tỷ đồng tương ứng với tăng 7,16% so với năm 2004. Năm 2004 tăng 19,05 tỷ đồng tương ứng với tăng 8,22%. So với năm 2003 sự tăng lên của vốn chủ sở hữu như thế này không có sự tăng lên của nguồn vozón góp mà chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận chưa phân phối, điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả.

- Do thế mạnh về nguồn vốn chủ sở hữu nên công ty hầu như không vay vốn để kinh doanh. Nguồn nợ phải trả chỉ tập trung vào các khoản phải trả, các khoản phải trả là do công ty chiếm dụng của khách hàng, các nhà cung cấp, ngân sách bên nợ kinh doanh... Điều này giúp cho công ty một mặt vẫn đảm bảo đủ lượng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, mặt khác lại tránh được khoản chi phí cho vay. Tuy nhiên các khoản phải trả vào năm 2004 tăng khong đáng kể, cụ thể năm 2004 chỉ tăng 3,57 tỷ đồng tương ứng tăng 3,57 tỷ đồng tương ứng tăng 13,04% so với năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2004 công ty thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng nên các khoản chiếm dụng của khách hàng giảm. Nhưng tình trạng này đã được khắc phục vào năm 2005 các khoản đã trả phải đã tăng mạnh trở lại và tăng 14,45 tỷ đồng tương ứng với tăng 49,92% so với năm 2004. Điều này giúp cho công ty có được nguồn

vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia của công ty bia huế (Trang 37 - 43)