- Xưởng sản xuất:
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FRIT HUẾ TRONG THỜI GIAN QUA
3.2. NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FRIT HUẾ GIAI ĐOẠN 2005-2010.
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FRIT HUẾ GIAI ĐOẠN 2005-2010. 3.2.1. Đánh giá môi trường bên ngoài
3.2.1.1.Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Việc phân tích ngoại cảnh vĩ mô để nghiên cứu các triển vọng và các nguy cơ trong tương lai của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra được những chiến lược, mục tiêu và hành động thích hợp đưa doanh nghiệp đi đúng hướng và đứng vững được trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Có rất nhiều các bộ phận của ngoại cảnh vĩ mô như: kinh tế, công nghệ, xã hội, dân cư, chính trị-pháp luật và quốc tế, v.v.., Tuy nhiên, khi kết hợp chúng với việc phân tích tình hình hoạt động SX-KD của Công ty chúng ta chỉ đi sâu vào phân tích hai ngoại cảnh vĩ mô có tác động lớn đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2005-2010 tại Công ty cổ phần Frit Huế đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư và sự thay đổi công nghệ.
a) Môi trường kinh tế
Ngoại cảnh kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực của nền kinh tế quốc gia. Mặc dù việc dự đoán hệ số mức tăng trưởng kinh tế là rất khó đạt được mức độ chính xác cao, nhưng nghiên cứu và dự báo chiều hướng phát triển của nó là hết sức cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.
Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm được đánh giá thông qua mức tăng GDP và mức tăng thu nhập bình quân đầu người/năm. Mức tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và đặc trưng của các cơ hội cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp. Mặc dù nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều điều kiện không thuận lợi trong giai đoạn vừa qua như dịch cúm gia cầm hoành hành, giá năng lượng tăng nhưng nền kinh tế Việt Nam năm 2005 vẫn tăng trưởng 8,4% và là mức cao nhất trong giai đoạn thực hiện kế hoạch năm năm đã qua. GDP bình quân đầu người những năm qua cũng tăng lên rõ rệt: năm 2001 là 3.418.000 đồng/người; năm 2002 là 3.844.000 đồng/người và năm 2004 là 4.582.000 đồng/người. Tất cả các khu vực kinh tế đều tăng trưởng với tốc độ nhanh, riêng điểm thuận lợi đáng chú ý là nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP về lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, chiếm 41% so với GDP, đây cũng là một cơ hội cho sản phẩm men Frit của Công ty.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng được tiếp sức bởi mức đầu tư cao, năm 2005 là 21 tỷ USD, chiếm 38,9% GDP. Trong đó, đầu tư từ khu vực tư nhân có tốc độ phát triển nhanh nhất, tăng 28% và chiếm hơn 32% tổng số vốn. Đầu tư của khu vực tư nhân có hiệu quả cao hơn so với khu vực nhà nước và giúp tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế, đây cũng là một dấu hiệu
đáng mừng cho thấy tiềm lực trong nước đang tăng lên và môi trường kinh doanh đang được cải thiện.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2001 2002 2003 2004 2005 % GDP
Hình 3.1-TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM 2001-2005
Nguồn: Tổng cục thống kê
Vốn FDI năm 2005 đã tăng gần 40%, đạt 5,8 tỷ USD (trong đó đầu tư mới là 4 tỷ USD, đầu tư bổ sung là 1,9 tỷ USD) và là mức cao nhất trong 10 năm qua. Có thể thấy rằng năm 2005 đã khởi đầu cho một làn sóng đầu tư FDI mới sau khi suy giảm từ cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa rủi ro tại các thị trường ngoài Trung Quốc và Việt Nam, đây đang được xem là một nhân tố quan trọng trong chiến lược "Trung Quốc + 1" của các công ty xuyên quốc gia. Nhật Bản đang xếp Việt Nam nằm trong số 3 thị trường đầu tư hàng đầu và đang chuyển dần hoạt động sản xuất sang Việt Nam từ Trung Quốc trong bối cảnh chính trị ngày càng căng thẳng giữa 2 nước Nhật-Trung. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng làn sóng FDI thứ hai đã khai thông từ năm 2005 sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, dẫn đầu bởi các doanh nghiệp Nhật Bản. Việc mở cửa thị trường dịch vụ và khu vực tài chính cũng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư từ Mỹ và Châu Âu, khiến cho nguồn FDI từ hai khu vực này có xu hướng gia tăng trong những năm tới.
b) Môi trường kỹ thuật và công nghệ
Đây là một nhân tố rất năng động và phức tạp, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp. Những thay đổi công nghệ có thể dẫn đến sự sụp đổ rất nhanh chóng một ngành công nghiệp và hình thành một ngành mới. Vì vậy, nó có thể tạo ra những cơ hội và triển vọng cho doanh nghiệp này nhưng lại là nguy cơ đe dọa đối với doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp ngày càng tiếp cận với những cái mới không lường trước được và người ta đã gọi đây là giai đoạn có những "đột biến lớn".
Trong ngành công nghiệp gạch ốp lát, sự phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là đa dạng hóa từng loại sản phẩm như kích thước sản phẩm, trang trí hoa văn, có thể nói cũng phát triển nhanh chóng như ngành thời trang. Cụ thể, từ những năm 1980, công nghiệp gốm sứ đã có những nỗ lực vượt bậc để tạo ra các loại xương và men phù hợp cho các chủng loại thành phẩm đa dạng với sự trợ giúp của các dây chuyền công nghệ chuyên dụng như tính năng linh hoạt của các máy ép, các dây chuyền xử lý và lò nung trục cán, sự phát triển không ngừng trong các hệ thống in lưới đến các quá trình in hiện đại với phương pháp in pad-printing và in quay rotocolour.
Trước tình hình phát triển công nghệ liên tục của ngành công nghiệp ceramic, để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắc khe của các dây chuyền công nghệ sản xuất gạch ceramic, trong suốt chặng đường vừa qua đội ngũ cán bộ kỹ thuật của nhà máy đã không ngừng nghiên cứu cải tiến hệ thống lò nấu frit phù hợp thông qua việc xây dựng các chương trình phần mềm chạy lò tích hợp. Mặt khác, thuận lợi của nhà máy men Frit Huế là ngay từ đầu đã được đầu tư hệ thống thiết bị nhập khẩu đồng bộ hiện đại của CHLB Đức do Hãng Reimbold & Strick với trên 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất men cho công nghiệp ngành gốm sứ, bên cạnh đó nhà máy luôn nhận
được sự hỗ trợ tích cực từ Chương trình Kỹ thuật-Kinh tế về công nghệ vật liệu nên đã kiểm soát được áp lực phát triển công nghệ. Tóm lại, khi đề cập đến ngoại cảnh công nghệ để hoạch định chiến lược tại Công ty, cần lưu ý đến một số điểm sau:
- Áp lực ảnh hưởng của tốc độ phát triển công nghệ và mức chi phí đầu tư cho sự phát triển công nghệ.
- Hiện tại, ngành sản xuất men Frit đang nhận được sự khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho việc phát triển ngành công nghiệp VLXD trong nước vì men Frit là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất gạch ceramic và Công ty Frit Huế là nhà máy đầu tiên được đầu tư sản xuất men Frit tại Việt Nam. Do đó, nếu doanh nghiệp biết tranh thủ các cơ hội này sẽ có được nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.
Kết luận: Một khi kinh tế ổn định, thu nhập đuợc nâng cao, tất yếu
kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao hơn và hoàn thiện hơn, trong đó nhu cầu xây dựng của người dân là một đòi hỏi không thể thiếu. Hiện tại, trong khi thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp đang trầm lắng thì thị trường căn hộ cao cấp, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại đang diễn ra vô cùng sôi động với sự tham gia ngày càng tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu về sản phẩm gạch ốp lát cho thị trường xây dựng hứa hẹn sẽ rất sôi động và tăng trưởng rất nhanh trở lại để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đây cũng là một cơ hội đối với Công ty cổ phần Frit Huế cho giai đoạn xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu tăng công suất để đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào men Frit cho các nhà máy ceramic trong cả nước. Bên cạnh đó, trong năm 2006 áp lực cạnh tranh từ quốc tế sẽ là thách thức lớn nhất sau khi Việt Nam
tham gia đầy đủ vào Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPTs của AFTA và khả năng trở thành thành viên của WTO trong năm 2006 là rất lớn. Tất cả các nhân tố trên sẽ là những cơ hội cũng như thách thức mà Công ty xem xét khi hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình.
3.2.1.2.Đáng giá môi trường vi mô
Giai đoạn quan trọng trong phân tích chiến lược doanh nghiệp là phân tích ngoại cảnh vi mô. Ta thấy, ngoại cảnh vĩ mô tạo ra bao nhiêu cơ hội và nguy cơ đối với tất cả các doanh nghiệp trong một đất nước thì ngoại cảnh vi mô xác định bấy nhiêu những điều kiện hoạt động và phát triển doanh nghiệp trong một khu vực xác định và ở một thị trường địa lý xác định. Ở đây chúng ta sử dụng những tên gọi "khu vực", "phân tích khu vực" theo định nghĩa của M.E.Porter như sau: Khu vực là một phần của ngành công nghiệp gồm các xí nghiệp sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ có công dụng tương tự nhau và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ đó ở cùng một vùng địa lý của thị trường [2]. Mục đích nghiên cứu là tìm được câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
- Độ hấp dẫn của khu vực đang nghiên cứu là cao hay thấp đối với doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư tiềm ẩn? Những cơ hội và nguy cơ nào đến với sự phát triển của doanh nghiệp do các hoạt động của khu vực đang nghiên cứu tạo ra?
- Những khu vực nào có khả năng làm cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn? Sự kết hợp của các khu vực nào với nhau sẽ đem lại hiệu quả cao? Cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp cần phải như thế nào để giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả chiến lược?
- Những khu vực mới nào hấp dẫn có thể là vùng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai? Những khu vực nào cần phải đầu tư để doanh nghiệp đi vào đó hoạt động?
- Những khu vực nào doanh nghiệp cần phải rút lui càng nhanh càng tốt và đi bằng cách nào?
Phân tích khu vực là một công việc bắt buộc mang tính nguyên tắc khi doanh nghiệp lập chiến lược hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì, chỉ khi biết được nhà cung cấp, khách hàng, những nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư dài hạn trong khu vực là những ai thì doanh nghiệp mới có thể biết được các áp lực cạnh tranh đối với mình trong khu vực này và trên cơ sở đó mới có được chiến lược hành động đúng đắn.
Đầu ra quan trọng nhất để chuẩn bị phân tích khu vực là xác định giới hạn sản phẩm và giới hạn địa lý của khu vực. Điều này cho phép chúng ta xác định chính xác các thông số cơ bản như: độ lớn, khả năng ảnh hưởng, tuổi thọ của khu vực đồng thời xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp và điểm đặc biệt là biết được những thành viên tham gia ở khu vực này, bao gồm cả những đối thủ hiện có và tiềm ẩn.
a) Khách hàng của Công ty
Sau hơn năm năm đi vào hoạt động, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng tăng công suất từ 3.000 tấn Frit/năm đến cuối năm 2005 lên đến 12.000 tấn Frit/năm nên luôn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Hiện nay cả nước có đến 41 nhà máy sản xuất gạch ceramic tráng men thì lượng khách hàng có sử dụng sản phẩm men Frit của Công ty đã gần 30 nhà máy. Tuy nhiên, do Công ty chỉ mới ra đời một thời gian không lâu nên mức độ tín nhiệm của khách hàng vẫn còn dè dặt, bên cạnh đó do ảnh hưởng tình hình chung của thị trường bất động sản Việt Nam đóng băng trong 2 năm vừa qua nên hầu hết các nhà máy gạch ceramic trong cả nước chỉ sản xuất khoảng 70% so với công suất thiết kế của mình. Vì vậy, hiện nay Công ty Frit Huế chỉ đáp ứng 11% nhu cầu sử dụng Frit của khách hàng, tương
đương với 11.000 tấn Frit/năm. Gần 90% lượng Frit thiếu hụt còn lại các nhà máy sản xuất gạch ceramic phải nhập khẩu hoàn toàn của Trung Quốc và Châu Âu.
Khách hàng của công ty có thể chia thành 03 vùng thị trường như sau: - Nhóm khách hàng ở miền Bắc: Bao gồm các nhà máy ceramic tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Đây là nhóm khách hàng có tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm tăng đều và ổn định trong thời gian qua. Năm 2004 nhóm khách hàng ở khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 16% nhưng đến cuối năm 2005, nhóm này đã chiếm tỷ trọng gần 21% sản lượng men Frit tiêu thụ của Công ty.
- Nhóm khách hàng ở miền Trung: Bao gồm các nhà máy ceramic từ Quảng Bình đến Quy Nhơn. Nhóm khách hàng ở khu vực này trong các năm qua có tỷ trọng tiêu thụ ngày càng giảm dần do ảnh hưởng của tình trạng kinh doanh kém hiệu quả tại một số nhà máy ceramic lớn trong khu vực như Cosevco Đà Nẵng, Cosevco 11-Quảng Bình, Hucera Huế.
- Nhóm khách hàng ở miền Nam: Đây là nhóm khách hàng có tiềm lực lớn của Công ty, tập trung chủ yếu tại các tỉnh như: Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm men Frit của Công ty tại khu vực miền Nam đã không ngừng tăng mạnh trong những năm qua.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam, tính đến hết năm 2005 công suất thiết kế của các nhà máy gạch ốp lát ceramic đã đạt tới 150 triệu m2/năm với 41 nhà máy sản xuất gạch tráng men. Với công suất thiết kế trên thì mỗi năm các nhà máy ceramic cần khoảng 90.000 tấn Frit/năm để làm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.
Bảng 3.1 - TỔNG HỢP NHU CẦU TIÊU THỤ MEN FRIT Ở NƯỚC TA THEO LÃNH THỔ
STT Tên khách hàng
Công suất thiết kế (tr.m2/năm)
Nhu cầu tiêu thụ men Frit Số lượng (tấn/năm) Tỷ lệ (%) A MIỀN BẮC 41 24.600 40,2 1 Công ty gốm sứ Thanh Hà 1 600 1,0
2 NM gạch ceramic Thanh Hóa 1 600 1,0
3 Công ty TNHH Vĩnh Phúc 6,5 3.900 6,4
4 NM gạch ceramic Hồng Hà 2 1.200 2,0
5 Công ty cổ phần gạch men Thăng Long (Viglacera) 7,5 4.500 7,5
6 Công ty TNHH Hoa Cương 6,5 3.900 6,4
7 Công ty TNHH Tiền Phong 4,5 2.700 4,4
8 Công ty TNHH Đại Việt 10 6.000 9,8
9 Công ty cổ phần Trúc Thôn 2 1.200 2,0
B MIỀN TRUNG 9,5 6.300 10,3
10 Công ty CP khoáng sản-gạch men T.T.Huế (Hucera) 1,5 900 1,5
11 Công ty CP gốm sứ và xây dựng Cosevco Quảng Bình 1 600 1,0
12 Công ty gạch men Cosevco Đà Nẵng 3,5 2.100 3,4
13 NM gạch ốp lát ceramic Cosevco Quy Nhơn 1,5 900 1,5
14 Công ty TNHH Đồng Tâm miền Trung 3 1.800 2,9
C MIỀN NAM 50,5 30.300 49,5
16 Công ty TNHH SX-TM Kim
Phong 8 4.800 7,8
17 Công ty TNHH Hoàng Gia 2 1.200 2,0
18 Công ty LD gạch men Ý Mỹ 5 3.000 4,9
19 Công ty Shijar Việt Nam 5 3.000 4,9
20 Công ty TNHH Thắng Lợi 3 1.800 2,9