Nhân giống bằng ph−ơng pháp ghép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng sau ghép của giống cà phê chè TN2 tại ba vì hà tây (Trang 45 - 49)

Nhân giống là tạo ra các cá thể mới từ một cây mẹ đầu dòng đã đ−ợc tuyển chọn các cá thể đó có khả năng sống độc lập với cây mẹ, sinh tr−ởng phát triển bình th−ờng, có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt với các đặc tính tính trạng vốn có của giống và đã đ−ợc kiểm tra ở cây mẹ đầu dòng. Các cá thể mới phải có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi tr−ờng sinh thái bất lợi, chống chịu đ−ợc với một số loại sâu bệnh hại quan trọng.

Trong thực tế sản xuất có hai ph−ơng pháp nhân giống phổ biến đó là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Nhân giống vô tính cây trồng có thể chia làm hai dạng: nhân giống vô tính tự nhiên và nhân giống vô tính nhân tạo. Đây là những ph−ơng pháp rất phổ biến đ−ợc áp dụng cho hầu hết các loại cây ăn quả, đ−ợc loài ng−ời biết đến và sử dụng từ lâu đời. Đồng thời ph−ơng pháp này đã đ−ợc tích luỹ và bổ sung rất nhiều cả về cơ sở lý luận và kinh nghiệm.

Đối với hình thức nhân giống vô tính ta sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ giới, hoá học, sinh học để thay đổi các yếu tố môi tr−ờng, các yếu tố nội sinh trong một bộ phận cơ thể thực vật nhằm tạo khả năng tái sinh các bộ phận, các cơ quan đã bị mất đi của nó (hoặc ch−a hình thành); hoặc là gắn một bộ phận của cây khác, tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh, sống độc lập với cây mẹ và mang các đặc tính di truyền của cây mẹ.

Hình thức nhân giống vô tính nhân tạo gồm: giâm cành, chiết, ghép và nuôi cấy mô tế bào trong môi tr−ờng invitro. Trong đó, nhân giống bằng ph−ơng pháp ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép cùng sinh tr−ởng và phát triển nh− một cây thống nhất. Đối với cây ghép ta thấy rằng cây gốc ghép và phần ghép đều có những khả năng sinh tồn khác nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một tổ hợp cộng sinh hữu cơ, dựa vào nhau cùng tồn tại, tạo thành một thể thống nhất. Bộ rễ của cây gốc ghép hút n−ớc và chất khoáng đồng thời tạo thành axit hữu cơ và axit amino cung cấp cho thân, cành, lá của phần ghép phía trên. Ng−ợc lại, những vật chất đồng hoá đ−ợc do phần ghép phía trên nhờ tác dụng quang hợp, cung cấp trở lại cho bộ rễ. Ngoài ta, tỷ lệ ra hoa đậu quả, sức đề kháng sâu bệnh.... của tổ hợp ghép còn chịu ảnh h−ởng của cả phần ghép và gốc ghép. Nh− vậy, khi sử dụng ph−ơng pháp ghép ng−ời ta th−ờng h−ớng tới các mục đích nh−:

- Nhân giống trong tr−ờng hợp các ph−ơng pháp nhân giống khác khó thực hiện hoặc kém hiệu quả hơn và cho hệ số nhân giống cao hơn.

- Để thay đổi một phần, hoặc một bộ phận của cây của giống này thành một các bộ phận của giống khác.

- Nhờ vào khả năng sinh tr−ởng và tính chống chịu của các gốc ghép đã chọn lọc, làm cho các giống đ−ợc nhân ra có đ−ợc những tính chất đặc biệt và củng cố các đặc tính đã chọn lọc đ−ợc trong quá trình chọn giống.

- Để cải tạo những phần bị hại (cành hoặc thân chính) của cây do sâu bệnh, gió bão.

- Cây ghép mau ra quả với sản l−ợng cao: So với cây trồng bằng hạt hoặc giâm cành thì cây ghép hầu hết đều ra quả nhanh hơn vì cây ghép nhanh chóng hoàn thành diện tích tán lá cần thiết để ra quả. Hơn nữa, tại nơi ghép có tích luỹ khá nhiều cácbon, tỷ lệ C/N cao, tạo điều kiện thúc đẩy ra hoa ra quả nhanh hơn.

- Để có thể trồng nhiều cây trên cùng một hệ rễ hoặc trồng một cây trên nhiều loại gốc ghép khác nhau để tăng khả năng sinh tr−ởng và sức chống chịu của giống [22].

Trong quá trình ghép ng−ời ta nhận thấy rằng giữa các cây có sự khác biệt về cấu trúc mô, tế bào, về sinh lý, về tính chất di truyền .... Nếu ghép những cây mà có sự khác biệt đó không lớn thì khả năng hoà nhập của chúng cao và cây ghép dễ sống, sau đó sinh tr−ởng, phát triển thuận lợi. Ng−ợc lại, sự khác biệt nói trên càng lớn thì khả năng hoà nhập càng thấp, việc ghép sẽ khó thành công.

Bên cạnh đó ng−ời ta đã xác định đ−ợc các yếu tố ảnh h−ởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép gồm [34]:

- Tính không t−ơng hợp của gốc ghép và chồi ghép. - Nhiệt độ và ẩm độ

- Kỹ năng của ng−ời ghép. - Kỹ thuật ghép.

- Tình trạng sức khoẻ của chồi ghép. - Tuổi chồi ghép và gốc ghép.

- Tình trạng sinh lý, sinh hoá của chồi ghép và gốc ghép. - Cấu trúc giải phẫu của chồi và gốc ghép.

- T−ợng tầng của chồi ghép và gốc ghép không tiếp xúc tốt với nhau. - Chồi ghép bị di chuyển bởi gió, chim, và những nguyên nhân khác. Nh− vậy, để tăng tỷ lệ thành công sau khi ghép ta cần hạn chế những yếu tố ảnh h−ởng xấu tới việc ghép. Trong đó điều quan trọng nhất là phải làm sao để tầng phát sinh (t−ợng tầng) trùng nhau.

Hình 2.3. Kỹ thuật ghép đúng và ghép sai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng sau ghép của giống cà phê chè TN2 tại ba vì hà tây (Trang 45 - 49)