Tình hình nghiên cứu cây cà phê ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng sau ghép của giống cà phê chè TN2 tại ba vì hà tây (Trang 39 - 45)

Cây cà phê đ−ợc các nhà truyền đạo công giáo đ−a vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857 ở quanh nhà thờ Gio Linh (Quảng Trị) và Sen Bàng (Bố Trạch - Quảng Bình) [12].

Từ năm 1888 cà phê ở Việt Nam đã đ−ợc trồng đại trà trên quy mô sản xuất ở các đồn điền, do ng−ời Pháp thiết lập ở vùng Trung du Bắc bộ (Hà Nam, Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang...) rồi lan dần vào Trung Bộ... mãi đến 1920-1925 ng−ời Pháp mới đầu t− phát triển cà phê ở vùng đất đỏ bazan nổi tiếng phì nhiêu trên đất các cao nguyên Nam Trung Bộ .... Tính đến nay cây cà phê đ−ợc trồng và phát triển ở n−ớc ta gần tròn 150 năm (1857-2007). Những nghiên cứu về cây cà phê đã đ−ợc tiến hành trên rất nhiều lĩnh vực: Chọn tạo giống mới, nhân giống, phân bón ... nhằm nâng cao năng suất và chất l−ợng của cà phê.

2.5.2.1. Công tác cải tiến giống cà phê

Cà phê Arabica đã đ−ợc trồng lâu đời ở Việt Nam là các giống Typica,

Bourbon sau đó với việc hợp tác khoa học kỹ thuật với Cuba chúng ta đã nhập khẩu một số giống cà phê nh−: Bourbon, Caturra amrello... Các giống Typica, Bourbon,

Caturra, Catuai tr−ớc đây đ−ợc trồng ở Lâm Đồng, Nghệ An, Sơn La...nh−ng do bị bệnh gỉ sắt và sâu đục thân phá hoại huỷ diệt v−ờn cây, gây rụng lá, cây sinh tr−ởng kém, năng suất giảm từ 16,3% - 34,8% [16], nên diện tích giảm dần hiện chỉ còn rất ít ở Lâm Đồng và một vài nơi khác có độ cao trên 700 m.

Bệnh gỉ sắt đ−ợc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1888 tại Việt Nam. Tại

ĐắkLắk từ chỗ có hàng ngàn ha cà phê chè vào những năm 1940 nh−ng do bệnh gỉ sắt gây hại nên đến năm 1945 chỉ còn khoảng 60 ha, và đến năm 1957 thì toàn bộ diện tích cà phê chè ở đây đã bị thay thế bằng cà phê vối [24].

Điều đó đặt ra cho công tác chọn tạo giống cà phê chè ở n−ớc ta những nhiệm vụ bức bách để phù hợp với đòi hỏi của thực tế đặt ra. Kết hợp giữa tăng diện tích cà phê chè với công tác cải tiến giống là những vấn đề then chốt để nâng cao sản l−ợng và chất l−ợng cà phê ở n−ớc ta.

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè kháng bệnh gỉ sắt ở Việt Nam thực sự chỉ mới bắt đầu vào năm 1978 sau khi thành lập trung tâm nghiên cứu cà phê ca cao, sau này đổi tên thành Viện nghiên cứu cà phê và hiện nay là Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

Trong giai đoạn từ 1978 - 1985 Viện chủ yếu tập trung vào việc đánh giá tính thích ứng và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của một số giống cà phê chè, kết quả cho thấy các giống cà phê đ−ợc nhập từ Cuba cũng nh− các giống cà phê th−ơng phẩm đang đ−ợc trồng rất mẫn cảm với bệnh gỉ sắt và sâu đục thân (Xylotrechus quadripes), còn các giống cà phê có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha có biểu hiện tính kháng hoàn toàn và không hoàn toàn với các nòi sinh lí của bệnh gỉ sắt hiện có mặt tại Việt Nam. Tuy vậy các giống này đều cho năng suất thấp, tỷ lệ quả một nhân và quả lép cao nên ít có triển vọng.

Từ năm 1984 Viện tiếp nhận đ−ợc một số hạt giống Catimor thế hệ F2, F3, F4 từ Cuba, Bồ Đào Nha và 36 thực liệu giống cà phê chè có nguồn gốc từ Ethiopia. Qua quá trình đánh giá chọn lọc và đánh giá khả năng kháng bệnh gỉ sắt, tính thích ứng cũng nh− các đặc điểm nông học tại một số vùng trồng cà phê chủ yếu ở n−ớc ta, tới năm 1996 giống Catimor F6 chính thức đ−ợc đ−a ra trồng phổ biến và đây là giống cà phê chè kháng bệnh gỉ sắt đầu tiên ở n−ớc ta.

Cây cà phê Catimor thấp lùn, tán bé, gọn, lóng đốt ngắn thích hợp với mật độ trồng dày, chịu hạn tốt, thích ứng điều kiện khí hậu ở vùng có độ cao

thấp, có khả năng kháng cao đối với hầu hết các nòi sinh lí của bệnh gỉ sắt, năng suất rất cao tuy nhiên có kích th−ớc và trọng l−ợng hạt bé, phẩm vị n−ớc uống ít hấp dẫn. Giống Catimor F6 hiện đang đ−ợc trồng phổ biến và là giống chủ lực trên các vùng sản xuất cà phê chè Việt Nam [18].

Để nhanh chóng phục vụ yêu cầu nâng cao sản l−ợng, chất l−ợng cà phê chè Việt Nam, công tác nghiên cứu chọn tạo giống đã đ−ợc nhà n−ớc đặc biệt quan tâm. Cho đến nay tại Việt Nam đã l−u trữ khoảng 300 thực liệu cà phê chè, trong đó có 180 thực liệu đang đ−ợc l−u trữ, đánh giá tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển cà phê chè.

Hiện nay trong sản xuất cà phê chè hầu nh− đang sử dụng độc canh một giống cà phê Catimor. Việc sử dụng chỉ một giống cà phê chè duy nhất trong sản xuất sẽ dẫn đến hiện t−ợng độc canh, thiếu bền vững về mặt sinh thái cũng nh− khả năng tiêu thụ sản phẩm. Với cố gắng của các nhà chọn tạo giống trong 15 năm trở lại đây một số giống cà phê chè đã đ−ợc chọn tạo trong n−ớc có một số đặc điểm −u việt hơn hẳn so với giống cà phê chè Catimor về các đặc điểm cỡ nhân, khả năng kháng sâu bệnh hại chính cũng nh− chất l−ợng, phẩm vị n−ớc uống có khả năng hấp dẫn khách hàng tiêu thụ nh− TN1, TN2,TH1, 17ACB [27].

Giống TN1, TN2 là con lai nhân tạo đ−ợc tạo ra bằng việc lai tạo giữa giống cà phê Catimor và hai giống từ Ethiopia. Giống TH1 là giống cà phê chè đ−ợc chọn tạo trực tiếp ở trong n−ớc. Tại điều kiện ở Tây Nguyên TN1, TN2, TH1 cho năng suất cao , khả năng kháng bệnh gỉ sắt, có cỡ nhân lớn hơn hẳn Catimor.

Việt Nam là n−ớc xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới. Tuy sản l−ợng cao nh−ng trong sản xuất cà phê vối Việt Nam hiện nay còn một số tồn tại cần giải quyết nh− cỡ hạt còn khá nhỏ, trọng l−ợng 100 nhân khoảng 13- 14g, tỉ lệ loại 1 trên sàng 6,3mm chỉ đạt 30-40%. Bệnh gỉ sắt cũng là một mối

nguy hại, khi trồng cà phê vối tập trung trên quy mô lớn bệnh ngày càng nhiều. Nguyên nhân của hiện t−ợng này là trong khi phát triển nhanh về diện tích cà phê vối một số nông dân đã sử dụng giống ch−a qua chọn lọc. Trong điều kiện hiện nay chúng ta có thể thấy rằng diện tích thích hợp cho việc trồng mới cà phê không còn nhiều. Vì vậy, việc tìm ra những giống tốt làm vật liệu để có thể ghép thay để loại bỏ dần những cây bị bệnh nặng, nâng cao năng suất trên v−ờn cây là một yêu cầu cấp bách của thực tế.

Để đáp ứng yêu cầu đó Viện KHKT NLN Tây Nguyên đã nghiên cứu và chọn tạo ra 5 dòng vô tính RVN4, RVN5, RVN6, RVN7, RVN8 và những dòng vô tính này đã đ−ợc Bộ NN và PTNT chính thức cho phép khu vực hoá vào ngày 29/11/2002. Những dòng vô tính này đã đ−ợc chọn lọc thông qua bình tuyển cây đầu dòng và cố định những đặc điểm mong muốn bằng con đ−ờng nhân giống vô tính để có thể cung cấp cho sản xuất. Các dòng mới này sinh tr−ởng rất khoẻ, số cành cấp một nhiều, cành dài, lóng đốt ngắn, có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao [2].

2.5.2.2. Kỹ thuật nhân giống cà phê

ở Việt Nam thời vụ trồng cà phê tại các vùng trồng cà phê chính chỉ kéo dài trong 3 - 4 tháng, thời gian cây trong v−ờn −ơm kéo dài không quá 10 tháng, trong thời gian khá hạn hẹp nh− vậy mà phải sản xuất cây giống có chất l−ợng cao đòi hỏi công việc nhân giống phải hết sức thành thạo và chặt chẽ.

* Kỹ thuật nhân giống cà phê bằng ph−ơng pháp ghép:

Tại Việt Nam ghép đang đ−ợc áp dụng rộng rãi để cải tạo giống cây xấu trên các v−ờn trồng từ hạt. Ch−ơng trình phổ cập giống nhằm nâng cao phẩm cấp hạt trong những năm tới cũng phải dựa một phần quan trọng vào vật liệu cây ghép của những dòng chọn lọc có cỡ hạt lớn. Bệnh hại rễ trong vài năm gần đây đang đòi hỏi những nhà nghiên cứu tìm kiếm vật liệu giống kháng bệnh dùng làm gốc ghép.

ở n−ớc ta sau hàng loạt thí nghiệm có hệ thống tại Viện nghiên cứu cà phê vào những năm 1994 và 1996 ph−ơng pháp ghép chẻ nối ngọn đ−ợc cải tiến thành công với tỷ lệ sống trong v−ờn −ơm đạt trên 95% nhờ sử dụng gốc khá nhỏ tuổi và chồi ghép chỉ mang một cặp lá. Do vậy quy trình sản xuất cây giống ghép chỉ trong vòng 6-8 tháng, kịp thời vụ trồng không cần nuôi cây trong v−ờn −ơm. Kỹ thuật của ph−ơng pháp ghép chẻ nối ngọn gồm có:

- Xử lý gốc ghép: Cắt bỏ phần thân quá non. Vị trí vết cắt cách nách lá 3-4cm. Chẻ dọc giữa thân, vết chẻ dài 2-3cm.

- Xử lý chồi ghép: Chồi ghép dài 4-5cm có một cặp lá thật còn non hoặc bánh tẻ và một đỉnh sinh tr−ởng nằm trong 2 lá non ch−a xòe, cắt bỏ 2/3 diện tích lá, vát 2 mặt chồi ghép tạo nên hình nêm có độ dài t−ơng ứng với vết chẻ trên gốc ghép.

- Đ−a chồi ghép vào gốc ghép sao cho tiếp xúc tốt của t−ợng tầng, quấn chặt bằng dây nhựa, chụp kín phần ghép bằng túi PE. Để d−ới v−ờn −ơm có giàn che 80% ánh sáng trong tuần lễ đầu. Sau 7-10 ngày tháo túi chụp. Sau 30-40 ngày tháo dây buộc vết ghép.

Kết quả cho thấy tỷ lệ sống cao nhất của cà phê vối đạt đ−ợc trên 90% khi cây có trên 4 cặp lá, có thể ghép cà phê vối ở mọi thời vụ và trên gốc ghép cùng loài hoặc khác loài vẫn cho tỷ lệ sống cao [7].

Ph−ơng pháp cải tạo v−ờn cà phê vối bằng kỹ thuật ghép nối ngọn dễ thực hiện, mức độ thành công cao nh−ng hay có hiện t−ợng thiếu kẽm sau ghép 4 - 8 tháng biểu hiện qua lá non bị xoăn, nhỏ lại, có dạng hình l−ỡi mác, phiến lá xuất hiện các vệt vàng dọc theo gân chính, đốt ngắn hơn bình th−ờng (hiện t−ợng rụt ngọn), th−ờng xuất hiện vào cuối mùa m−a, đầu mùa khô.

Năm 2001 Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành khảo sát và thấy rằng: Nếu đất tốt, ghép sớm và bón phân hợp lý tỷ lệ cây có hiện t−ợng thiếu kẽm thấp. Ng−ợc lại trong tr−ờng hợp đất xấu, ghép muộn,

bón phân lân quá nhiều thì hiện t−ợng thiếu kẽm bị nặng hơn. Đồng thời các nhà khoa học cũng chỉ ra nguyên nhân của hiện t−ợng này là do: Sau khi ghép các rối loạn sinh lý trong cây xảy ra làm cho cây cà phê không hút hoặc ảnh h−ởng đến việc hút kẽm nên cây bị thiếu kẽm, đất trồng cà phê ở ĐakLak có hàm l−ợng kẽm trong đất thấp (< 1-3ppm), ghép quá muộn làm chồi ghép sinh tr−ởng bị hạn chế nên ảnh h−ởng đến khả năng hút kẽm trong đất của cây.

Để khắc phục hiện t−ợng này ta cần quan tâm tới một số kỹ thuật sau + C−a cây nuôi chồi ghép phải đúng thời vụ, th−ờng vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 để cuối tháng 5 khi mùa m−a chính thức có chồi đủ tiêu chuẩn ghép.

+ Bón ZnSO4 vào trong đất từ 20-30kg/ha. Đây là ph−ơng pháp chủ yếu để khắc phục tình trạng thiếu hụt kẽm, có thể bón rải trên mặt đất hoặc theo hàng có xới xáo để rễ dễ hấp thu.

+ Phun dung dịch ZnSO4 nồng độ 0,4 - 0,5%, phun kỹ mặt d−ới lá vào lúc trời mát, phun 2-3 lần vào đầu mùa m−a cách nhau 1 tháng. Có thể pha chung với dung dịch Urê nồng độ 0,5%.

+ Phun các loại phân bón lá chứa hàm l−ợng kẽm cao nh− NUCAFE nồng độ 0,4- 0,5%, phun kỹ mặt d−ới lá lúc trời mát, phun 2-3 lần vào đầu mùa m−a cách nhau 1 tháng.

+ Bón phân lân vừa đủ khoảng 0,5kg/cây/năm, tránh bón thừa gây đối kháng với nguyên tố kẽm [5].

* Kỹ thuật nhân giống cà phê bằng ph−ơng pháp giâm cành:

Tại Việt Nam kỹ thuật nhân giống cà phê bằng ph−ơng pháp giâm cành đã đ−ợc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu và đ−a ra quy trình từ việc chọn và xử lý cành giâm, thiết kể bể giâm đến việc bảo quản và vận chuyển cành giâm có rễ. Tuy nhiên cây trồng bằng cành giâm khá mẫn cảm với môi tr−ờng bất thuận nhất là mùa khô hạn khốc liệt kéo dài nh− ở Tây Nguyên. Do đó, cành giâm chỉ đ−ợc khuyến cáo trồng ở những nơi có điều kiện thâm canh cao có dồi dào n−ớc t−ới.

* Kỹ thuật nhân giống cà phê bằng ph−ơng pháp Invitro:

Tại Việt Nam các công trình tiên phong của Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Thị Quỳnh (1993) đã phát triển quy trình tạo và nhân phôi vô tính từ mô lá cho cà phê chè Arabusta [17]. Các ph−ơng pháp nhân vô tính invitro cho cà phê chè lẫn cà phê vối đang đ−ợc áp dụng tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhằm hỗ trợ nhân nhanh một số kiểu gen có giá trị. Từ năm 1995 Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam cũng ứng dụng tạo phôi vô tính từ mô lá cho một số dòng vô tính chọn lọc cà phê Arabusta. B−ớc thành công đầu tiên là chống nhiễm khuẩn và hoá nâu cho vật liệu thu trên v−ờn nhân chồi hay cây mẹ ngoài đồng.

Đối với nghiên cứu về nhân phôi hữu tính thì năm 1997 Trịnh Đức Minh và Đặng Bá Đàn đã áp dụng nuôi cấy phôi tách từ hạt đa phôi cà phê Robusta nhằm cứu những phôi nhỏ yếu có khả năng là phôi đơn bội. Các b−ớc thực hiện gồm: Thu quả đang b−ớc vào giai đoạn chắc hạt, cắt quả phát hiện đa phôi, khử trùng bề mặt quả, tách phôi và cấy trong phòng nuôi cấy [9].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng sau ghép của giống cà phê chè TN2 tại ba vì hà tây (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)