IV.1. ảnh h−ởng đến phát triển kinh tế-xã hội: IV.1.1. Cơ sở hạ tầng:
Do xói, bồi lòng dẫn các sông rạch vùng hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn biến đổi rất phức tạp đã làm thiệt hại không nhỏ đến cơ sở hạ tầng của các địa ph−ơng nằm trong l−u vực.
- Do hiện t−ợng biến đổi lòng dẫn tác động mạnh làm nhiều đoạn bờ sông th−ờng xuyên bị sạt lở khiến cho nhiều tuyến giao thông đ−ờng bộ, nhất là các tuyến giao thông nông thôn bị ảnh h−ởng nghiêm trọng.
- Một số các trụ điện cao thế v−ợt sông Lòng Tàu (một trụ thuộc huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai và một trụ thuộc huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh), các trụ đèn báo bảo đảm an toàn hàng hải trên các sông Lòng Tàu và Soài Rạp đang có nguy cơ bị sụp do bờ đã bị sạt lở sát cột điện.
- Một số cơ sở hạ tầng nh− khu dân c−, kho tàng, bến bãi… đã và đang bị sụp đổ do sạt lở bờ sông gây ra nh− nhà kho Công an Bình Thạnh, mố cầu Kinh Thanh Đa, kho lò vôi Tấn Phát, bãi than của Công ty than miền Nam…
Thiệt hại của các cơ sở hạ tầng trên là rất lớn và bắt buộc là phải di dời đi nơi khác để phòng tránh.
IV.1.2. Sinh mạng con ng−ời:
Các đợt sạt lở bờ sông Đồng Nai - Sài Gòn đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, trong đó đã làm chết nhiều ng−ời và gây nên tâm lý hoang mang lo sợ cho ng−ời dân sống dọc theo hai bên bờ sông qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ tr−ớc vào lúc nửa đêm, 2 căn nhà của nhà thờ La San Mai Thôn thuộc bán đảo Thanh Đa, ph−ờng 28, quận Bình Thạnh bất ngờ bị sụp xuống sông. Đợt sạt lở bờ sông gây sụp nhà đã làm 5 vị linh mục của nhà thờ bị thiệt mạng và 7 ng−ời khác bị th−ơng, thiệt hại vật chất là rất lớn. Sau đợt sạt lở này, các dãy phòng khác của nhà thờ đã đ−ợc di dời sâu vào trong, cách bờ hơn 50m để đề phòng các đợt sạt lở khác có thể xảy ra.
Đêm 5/7/2001 một dãy nhà của nhà hàng Hoàng Ty bất ngờ đổ ập xuống sông làm thiệt mạng hai ng−ời, trong đó có một ng−ời khách và một ng−ời đầu bếp của nhà hàng, thiệt hại vật chất là khá lớn. Sau đợt sạt lở này các ngành chức năng đã buộc nhà hàng Hoàng Ty di dời các dãy nhà khác vào cách bờ sông 30m. Hiện nay một bờ kè dài khoảng 60m đã đ−ợc xây dựng bảo vệ các dãy nhà của nhà hàng Hoàng Ty.
IV.1.3. Thiệt hại vật chất:
Những đợt sạt lở bờ sông liên tiếp trong các năm từ 2000 đến nay đã làm thiệt hại vật chất rất lớn cho ng−ời dân sống dọc theo hai bên bờ sông, kênh, rạch thuộc vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn:
Đợt sạt lở bờ tháng 11/2000 đã làm sụp xuống sông 3.750m2 đất của nhà hàng Thanh Cảnh cách cầu Bình Ph−ớc khoảng 1,5km về phía th−ợng l−u thuộc xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình D−ơng.
Đợt sạt lở lúc 6h ngày 31/V/2001 đã làm mất 1.500 m2 của nhà kho lò vôi Tấn Phát cách cầu Bình Ph−ớc khoảng 150m về phía th−ợng l−u
Những đợt sạt lở bờ sông trong các năm 1999 và 2000 đã làm mất 680 m2 đất tại các khu vực hợp tác xã đóng tàu Tiền Phong, nhà hàng Mũi Tàu và khách sạn sông Sài Gòn thuộc bán đảo Thanh Đa thuộc Ph−ờng 27, 28 Bình Thạnh.
Đợt sạt lở đêm 20/6/2001 tại quán cà phê APT số 1049 Xô Viết Nghệ Tĩnh, ph−ờng 28, Bình Thạnh đã làm cho hơn 1.400m2 bị sụp xuống sông.
Đợt sạt lở đêm 5/7/2001 tại nhà hàng Hoàng Ty 1, số 691B/9 đ−ờng Xô Viết Nghệ Tĩnh, ph−ờng 27, BìnhThạnh đã làm cho hơn 800 m2 bị sụp xuống sông.
Các đợt sạt lở trong vòng 7 tháng của năm 2002 đã làm mất khoảng 2.000 m2 của nhiều đoạn nh− nhà kho tang vật của Công an quận Bình Thạnh số 595/11 đ−ờng Xô Viết Nghệ Tĩnh, quán cháo vịt Bích Liên số 1002 đ−ờng Xô Viết Nghệ Tĩnh và trạm than của Công ty than miền Nam ph−ờng 25, Bình Thạnh. Riêng trạm than đã bị sụp xuống sông làm mất 4.000 tấn than cám, trị giá khoảng 1 tỉ đồng.
Đợt sạt lở đêm 29/6/2003 tại các căn nhà không số sát bên sân quần vợt Lý Hoàng số 762 đ−ờng Bình Q−ới, ph−ờng 27 quận Bình Thạnh đã làm sụp đổ hoàn toàn 4 căn nhà xuống sông và làm cho một phần sân quần vợt Lý Hoàng bị h− hỏng. Diện tích đất bị mất khoảng 1.000 m2.
Nhiều tài liệu thống kê đã xác định tại ngã ba mũi Đèn đỏ từ năm 1990 đến nay đã có hàng ngàn m2 đất của đoạn này đã bị sụp xuống sông và trụ đèn báo hiệu cho tàu bè đã phải di dời 5 lần, lần gần đây nhất là vào năm 2003 do tác động xói lở bờ gây nên.
IV.1.4. ảnh h−ởng đến các hoạt động giao thông thuỷ:
- Xói lở bờ sông đã gây nên tình trạng sạt lở các công trình cảng, các công trình xây dựng ven sông nh− cầu cống, nhà cửa, kho tàng, bến bãi, các cơ sở giải trí, diển hình nh−: các mố cầu M−ơng Chuối, cầu Ph−ớc Kiểng huyện Nhà Bè có nguy cơ bị sạt lở do đ−ờng bờ ngay các mố cầu bị sạt lở, kho tang vật công an quận Bình Thạnh bị sụp do bờ kênh Thanh Đa bị sạt lở, nhiều nhà cửa khu vực bán đảo Thanh Đa bị sụp xuống sông...
- Tình trạng sạt lở bờ sông đã làm cho các tuyến luồng giao thông thuỷ bị dịch chuyển gây trở ngại cho các ph−ơng tiện giao thông thuỷ.
- Tình trạng bồi lắng tại vùng cửa sông Soài Rạp làm cho tuyến giao thông thuỷ bị ách tắc, các ph−ơng tiện giao thông thuỷ không thể hoạt động đ−ợc và hậu quả là tàu ra vào cảng Hiệp Ph−ớc huyện Nhà Bè phải đi vào tuyến sông Lòng Tàu với quảng đ−ờng xa hàng chục kilômét.
Đó chính là những trở ngại và tồn tại chính trong giao thông thuỷ hiện nay trên các tuyến luồng vùng HDSĐNSG.
IV.2. ảnh h−ởng đến môi tr−ờng sinh thái:
Các đợt sạt lở bờ sông, biến đổi lòng dẫn, sạt lở bờ đê bao ở các huyện Củ Chi, Thủ Đức làm n−ớc mặn tràn sâu vào trong nội đồng làm ngập mặn hàng nghìn ha đất trồng trọt và các vùng dân c− đã làm thay đổi sâu sắc môi tr−ờng sinh thái các vùng này, làm cho trong một thời gian đất bị thau chua, nhiễm phèn không thể canh tác đ−ợc. Các ngành chức năng đã có một số biện pháp để khắc phục tình trạng này, nh−ng rất tốn kém và cũng không thể giải quyết triệt để đ−ợc.
Các đợt sạt lở vùng cửa sông Lòng Tàu, Ngã Bảy trong nhiều năm qua đã làm mất hàng trăm ha đất, rừng và nghiêm trọng hơn là làm cho vùng rừng ngập mặn nhiều đoạn có nguy cơ bị phá hủy. Tại một số khu rừng ngập mặn thuộc các xã Tam Thôn Hiệp và An Thới Đông một số đàn chim qúy nh− diệc, le le, cò... đã di c− sang các vùng khác do diện tích rừng bị biến động mạnh.
Tình trạng nhiễm mặn ở các sông chính nh− Đồng Nai, Sài Gòn đã làm
cho tình hình cung cấp n−ớc sinh hoạt cho dân c− trong các khu đô thị gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong mùa khô. Trong những năm gần đây do khô hạn, nắng nóng kéo dài, l−ợng m−a ít nên mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đến tận các nhà máy n−ớc Hoá An, Thủ Đức, Bến Than... làm cho các hồ Dầu Tiếng, Trị An phải tăng thêm l−ợng xả n−ớc để đẩy mặn cung cấp n−ớc sinh hoạt cho nhân dân.
Tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc sông vùng hạ du sông Đồng Nai-Sài
Gòn đã đến mức báo động. Nguồn n−ớc sông Đồng Nai, một trong những nguồn chính cung cấp n−ớc sinh hoạt cho các khu đô thị đang trong tình trạng “chết lâm sàng” do nguồn n−ớc sông bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Ngoài ra, sông Thị Vải một cửa ngõ chính vào thành phố Hồ Chí Minh bằng đ−ờng biển cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề, n−ớc sông luôn luôn có mùi hôi thối do một l−ợng rất lớn n−ớc thải từ các nhà máy của nhiệt điện, đạm Phú Mỹ, các nhà máy hoá chất trên bờ xả ra.