Phần phía bờ hữu sông Lòng Tàu:

Một phần của tài liệu Chuyên đề 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VỀ TÌNH HÌNH XÓI BỒI DỌC SÔNG HẠ DU ĐỒNG NAI - SÀI GÒN, MỨC ĐỘ THIỆT HẠI VÀ ẢNH HƯỞNG pptx (Trang 36 - 40)

Phần phía bờ hữu sông Lòng Tàu bắt đầu từ mũi Bình Khánh thuộc xã Bình Khánh đến ngã ba sông Ngã Bảy thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài khoảng 35km. Phía bờ hữu quanh co, có nhiều đoạn cong gấp khúc nh− khúc cong An Ngãi và khúc cong gần ngã ba sông Lòng Tàu - Lôi Giang.

Các kết quả điều tra hiện trạng xói, bồi tháng 11/2004 cho thấy:

Đoạn đ−ờng bờ từ mũi Bình Khánh đến kinh Ông Đức (hay còn gọi là kinh Ngay) có chiều dài 3km là đoạn bờ t−ơng đối thẳng. Lòng sông đoạn này có chiều rộng khoảng 1.000m và là một trong những đoạn rộng nhất của sông Lòng Tàu. Mặc dù lòng sông rất rộng nh−ng do đây là ngã ba phân l−u của sông Nhà Bè mà cũng là ngã ba hợp l−u của các sông Nhà Bè-Lòng Tàu-Soài Rạp, hơn nữa đây là đoạn quanh của tất cả các ph−ơng tiện giao thông thủy có trọng tải lớn từ sông Nhà Bè ra biển và ng−ợc lại cho nên bờ sông đoạn này th−ờng xuyên bị sạt lở, trung bình khoảng từ 0,5m đến 1,5m/năm. Trên bờ là dừa n−ớc mọc rất dày và có những bụi dừa cao khoảng 10m, nh−ng nhiều gốc dừa cũng đã bị xói lở và trôi theo sông.

Hình 33: Hiện trạng xói bồi và các công trình bảo vệ bờ đoạn từ các sông Soài Rạp, Lòng Tàu ra biển

Từ kênh Ông Đức đến rạch Đ−ớc dài 2,5km đ−ờng bờ có xu thế bồi, tuy mức độ không nhiều nh−ng khi n−ớc triều rút có thể thấy đ−ợc một bãi bồi khá dài chạy dọc theo bờ. Đoạn này trên bờ cũng có rất nhiều dừa n−ớc và một ít các loại cây tạp khác nh− bần, chà là hay keo.

Từ rạch Đ−ớc đến rạch Vân có chiều dài khoảng 1,5km nh−ng bị sạt lở mạnh, trung bình từ 1,5m đến 2m/năm. Đây là đoạn sông cong và luồng tàu chạy lại gần bờ cho nên sóng do tàu gây nên có biên độ rất cao và làm cho bờ th−ờng xuyên bị sạt lở mạnh. Trên bờ cũng có rất nhiều dừa n−ớc và các loại cây khác, nh−ng bờ vẫn bị sạt lở.

Hình 34: Đoạn sạt lở dài 2.000m tại hạ lu ấp Bình Thạnh –x Bình Khánh-Cần Giờ

Hình 35: Khu vực sạt lở ấp Trần Hng Đạo, x An Thới Đông-Cần Giờ

Từ rạch Vân đến Tắc Cả Cát (đối diện ngã ba trên của sông Đồng Tranh) có chiều dài khoảng 2,5km là đoạn đ−ờng bờ t−ơng đối ổn định, không bị sạt lở, có một vài đoạn đang bồi, nh−ng mức độ bồi không nhiều. Đoạn này sông hẹp dần và chiều rộng lòng sông còn khoảng 500m so với 1.000m tại ngã ba mũi Bình Khánh.

Đoạn đ−ờng bờ từ Tắc Cả Cát đến doi đất đối diện Nông tr−ờng Đô Hòa có chiều dài khoảng 3km là đoạn bờ lồi, bờ ổn định và nhiều đoạn bồi. Trên bờ là dừa n−ớc cao từ 6m đến 8m và nhiều bần mọc xen kẽ nhau.

Đoạn đ−ờng bờ thuộc Nông tr−ờng Quận 3, từ doi đất đối diện Nông tr−ờng Đô Hòa đến chợ xã Tam Thôn Hiệp có chiều dài khoảng 6km hầu nh− đều bị sạt lở, trong đó có nhiều đoạn bị lở mạnh từ 2m đến 4m/năm. Đoạn này lòng sông nhỏ và uốn khúc nên khi triều rút dòng chảy rất mạnh và ép sát vào bờ. Hơn nữa sóng tàu cũng đã gây nên những tác động rất mạnh vào bờ làm cho bờ th−ờng xuyên bị sạt lở. Nhiều gốc dừa n−ớc rất lớn bị xói lở và trôi trên sông. Trong đoạn này dân c− sống rất đông đúc và nhiều ng−ời đã xây dựng các bờ kè bằng đá hộc hay cừ tràm để bảo vệ nhà cửa của họ.

Đoạn đ−ờng bờ từ chợ xã Tam Thôn Hiệp đến mũi An Ngãi dài khoảng 3km là một đoạn thẳng và t−ơng đối ổn định không có hiện t−ợng xói hay bồi. Trên bờ là rất nhiều dừa n−ớc khá cao và bần mọc xen kẽ nhau. Tuy nhiên tại mũi An Ngãi thì đ−ờng bờ nhiều chỗ bị xói lở mạnh do tác động của sóng tàu khi chạy qua đoạn cong gấp khúc An Ngãi và ng−ời dân đã xây dựng một đoạn kè đá dài khoảng 200m rất kiên cố. Tại khúc sông cong này chiều rộng lòng sông chỉ độ khoảng 200m và khi triều kiệt thì tàu chạy vào đoạn này rất khó, nhất là khi có hai chiếc tránh nhau.

Đ−ờng bờ từ Tắc Ông Nghĩa (mũi An Nghĩa) đến rạch Đơn có chiều dài 2,5km khá ổn định không lở, không bồi. Đoạn này đã bắt đầu có ít dừa n−ớc, nh−ng nhiều loại cây ngập mặn khác nh− bần, mắm mọc khá nhiều. Vùng này dọc theo bờ sông có ít dân c− sinh sống và những vùng có đông dân c− đều nằm sâu vào trong cách bờ khoảng hơn 1km.

Đoạn đ−ờng bờ từ rạch Đơn đến ngã ba sông Lòng Tàu - Đồng Tranh - Ngã Bảy có chiều dài khoảng 14km là những cánh rừng ngập mặn với đủ các loại cây, nh−ng nhiều nhất là đ−ớc (chiếm khoảng 70%), bần (20%) và các loại cây ngập mặn khác nh− mấm, sú, vẹt (10%). Trong chiến tranh chống Mỹ nơi đây là khu cứ địa cách mạng rừng Sát với bao chiến công hiển hách của quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng chính vì vậy mà giặc Mỹ đã huỷ hoại khu rừng bằng các chất độc khai hoang. Sau khi hoà bình đ−ợc lập lại Nhà n−ớc đã giao cho các đội thanh niên xung phong trồng lại các rừng ngập mặn và bây giờ rừng là dự trữ sinh quyển của thành phố. Những khu rừng ngập mặn này hiện nay do Tổng đội Thanh niên xung phong, đội An Bình, huyện Cần Giờ phụ trách. Đây là lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh, là rừng sinh thái do con

ng−ời trồng lớn nhất n−ớc ta và đã đ−ợc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là rừng sinh quyển của Thế giới. Đoạn đ−ờng bờ này rất ổn định hầu nh− không bị sạt lở vì các loại cây nh− đ−ớc, bần có rễ ăn rất sâu vào trong đất nên chống đ−ợc sóng gió, nhất là sóng do các ph−ơng tiện vận tải thủy lớn tạo nên. Khi hệ thống rừng ngập mặn tái sinh thì các động vật khác cũng phục hồi nh− khỉ và các loài chim v.v…báo hiệu sự sống phục hồi của muôn loài trên một mảnh đất giàu truyền thống yêu n−ớc. Quá nửa buổi chiều rất nhiều các loại chim bay về những tổ của chúng trong khu rừng ngập mặn này. Đây là một nguồn tài sản rất qúi giá của thành phố Hồ Chí Minh và của cả n−ớc. Dọc theo bờ sông hiện nay có các Trạm kiểm soát của các Tổng đội Thanh niên xung phong canh giữ rừng để đề phòng các vụ cháy rừng và phá rừng.

Kết quả các đợt điều tra tháng 3 tháng 4/2005 cho thấy một số đoạn đ−ờng bờ hữu sông Lòng Tàu vẫn tiếp tục bị sạt lở do nhiều nguyên nhân nh−ng chủ yếu nhất vẫn là sóng mạnh do các ph−ơng tiện giao thông thủy có trọng tải lớn và với số l−ợng rất lớn để ra vào các cảng trên sông Sài Gòn và Đồng Nai:

Bờ hữu sông Lòng Tàu từ mũi Bình Khánh đến Tắc Cả Cát luôn bị sạt lở với tốc độ trung bình khoảng 0,5 đến 1,5m/năm, có nơi >2m/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sóng tầu, sóng gió và dòng chảy của đoạn cửa vào. Dọc ven bờ là dừa n−ớc dày đặc tạo nên bức t−ờng chắn gió và đặc biệt là gốc dừa có tác dụng chống xói bảo vệ bờ, mặc dầu vậy hiện t−ợng xói lở vẫn xẩy ra. Dải dọc ven bờ những gốc dừa bị đánh bật tung tạo nên bậc thụt từ 0,8 đến 1,0m.

Đoạn ngã ba sông Lòng Tàu-Đồng Tranh có khoảng 300m bờ bị sạt lở mạnh nhất làm trơ những gốc dừa n−ớc dọc ven bờ, nh−ng tiếp theo là đoạn đ−ờng t−ơng đối ổn định, bờ sông thoải dọc bờ là dừa n−ớc và bần th−a. Xen kẽ những đoạn bờ lở là những đoạn bồi lắng do địa hình các kênh rạch chia cắt. Từ rạch Đ−ớc đến rạch Tây đen có chiều dài khoảng 3,5km nh−ng bị sạt lở mạnh, trung bình từ 1,5m đến 2m/năm. Đây là đoạn sông cong, đỉnh cong phía bờ hữu và lạch sâu nằm sát bờ và cũng là luồng tàu chạy, cho nên trong đoạn này hiện t−ợng sạt lở bờ vừa là do dòng chảy vòng của đoạn sông cong vừa là do tác động của sóng tàu. Mặc dù trên bờ cũng có rất nhiều dừa n−ớc và các loại cây khác, nh−ng bờ vẫn bị sạt lở.

Từ ngã ba sông Đồng Tranh- Soài Rạp đến ngã ba sông Lòng Tàu và rạch Đinh Cầu trên chiều dài khoảng 6km là đoạn bờ th−ờng xuyên bị xói lở. Đây là đoạn sông cong gấp khúc, dòng n−ớc khi qua đoạn cong này chảy mạnh nên hiện t−ợng xói lở bờ ở đây là rất phổ biến, trung bình hàng năm khoảng 1-2m/năm, các công trình kè bảo vệ bờ nh− đóng cừ tràm đã đ−ợc xây dựng dọc theo đoạn này, đặc biệt là tại đoạn đầu và đoạn cuối. Dọc bờ sông có nhiều dừa n−ớc, sú vẹt và một số loài cây chịu mặn khác, nh−ng vẫn không ngăn cản xói lở bờ.

Đoạn đ−ờng bờ từ rạch Đinh Cầu đến tắc An Nghĩa có chiều dài khoảng 4,5km vẫn tiếp tục xói lở, trong đó có nhiều đoạn bị lở mạnh từ 2m đến 4m/năm. Đoạn này lòng sông nhỏ và uốn khúc nên khi triều rút dòng chảy rất mạnh và ép sát vào bờ. Hơn nữa sóng tàu cũng đã gây nên những tác động rất mạnh vào bờ làm cho bờ th−ờng xuyên bị sạt lở. Nhiều gốc dừa n−ớc rất lớn bị xói lở và trôi trên sông. Trong đoạn này dân c− sống rất đông đúc và nhiều ng−ời đã xây dựng các bờ kè bằng đá hộc hay cừ tràm để bảo vệ nhà cửa của họ.

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang có dự án mở tuyến luồng tàu từ sông Lòng Tàu đến sông Soài Rạp tại ngã ba tắc An Nghĩa, thuộc xã An Thới Đông, Cần Giờ để vào cảng Hiệp Ph−ớc thuộc xã Hiệp Ph−ớc, huyện Nhà Bè. Luồng tàu dự định mở có chiều dài 5,5km, rộng 220m và chiều sâu 12m dùng cho các loại tàu có trọng tải 30.000 tấn. Việc mở tuyến luồng tàu này sẽ rút ngắn đoạn đ−ờng tàu chạy vào cảng Hiệp Ph−ớc đ−ợc 30km và ngoài ra sẽ làm giảm đáng kể ô nhiễm môi tr−ờng cho các đoạn sông Lòng Tàu, Nhà Bè và Soài Rạp vì hiện nay số l−ợng tàu ra vào cảng Hiệp Ph−ớc tuy ch−a nhiều nh−ng trong t−ơng lai là rất lớn. Dự án này là một phần trong kế hoạch di dời tất cả các cảng trên sông Sài Gòn và Đồng Nai ra khỏi khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2012 đã đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt năm 2004.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VỀ TÌNH HÌNH XÓI BỒI DỌC SÔNG HẠ DU ĐỒNG NAI - SÀI GÒN, MỨC ĐỘ THIỆT HẠI VÀ ẢNH HƯỞNG pptx (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)