Gòn :
III.1. Tiêu chí:
Kết hợp giữa nghiên cứu diễn biến lòng dẫn với điều tra thực tế mức độ thiệt hại do xói lở bờ sông gây ra cũng nh− tham khảo một số tài liệu liên quan có thể dựa trên một số các tiêu chí nh− sau để phân loại xói lở bờ vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn:
III.1.1. Dựa vào mức độ xói, bồi:
Tùy theo mức độ xói bồi trên một dòng sông, có thể là từng đợt hay liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng cả trong mùa lũ lẫn mùa kiệt. Các mức độ xói, bồi lòng sông gồm: Chiều dài bờ sông (L), số vị trí bị sạt lở, chiều dài các đoạn bị sạt lở (Ls) và tỉ lệ Ls/L (%)
III.1.2. Dựa vào vị trí của các đoạn bị xói lở:
Chẳng hạn nh− các khu vực bị xói lở nằm ngay trong thành phố, các khu đô thị, trung tâm dân c− trong đó có nhiều hạ tầng cơ sở quan trọng, nơi tập trung nhiều hoạt động của con ng−ời khai thác dòng sông, có mật độ tàu thuyền đi lại lớn.
III.1.3. Nút khống chế của con sông:
Dựa trên hình thể và vị trí địa lý của các sông vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn mà có thể chia làm 5 nút khống chế:
1. Nút khống chế khu vực thành phố Biên Hòa (sông Đồng Nai) 2. Nút khống chế bán đảo Thanh Đa (sông Sài Gòn)
3. Nút khống chế khu vực sông Nhà Bè
4. Nút khống chế khu vực cầu M−ơng Chuối (sông M−ơng Chuối) 5. Nút khống chế khu vực cửa sông Soài Rạp.
III.1.4. Các tiêu chí khác:
Ngoài các tiêu chí chính trên, muốn xác định các khu vực xói, bồi trọng điểm còn phải hội đủ các tiêu chí phụ nh− sau:
- Khu vực xói, bồi đang và sẽ còn gây nhiều thiệt hại lớn về vật chất và có thể cả đến tính mạng con ng−ời.
- Tính đại biểu cao nghĩa là với cùng các đặc điểm tự nhiên và cùng các nguyên nhân, cơ chế gây ra xói, bồi thì xói, bồi có thể t−ơng đồng ở nhiều vị trí khác nhau.
- Vị trí xói, bồi có những nét đặc thù, có các công trình thử nghiệm để có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc phòng chống và giảm nhẹ những thiệt hại do những khu vực xói lở khác có thể có gây ra.
- Các khu vực xói, bồi trọng điểm có nguồn tài liệu cơ bản cần thiết để phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu.
Ngoài ra, cũng t−ơng tự nh− tiêu chí phân loại các cấp bão trong khí t−ợng, thủy văn, các tiêu chí xói lở cũng dựa theo nguyên tắc là xói lở càng mạnh, càng gây nhiều thiệt hại thì cấp càng cao và ng−ợc lại. Trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát thực tế xu thế xói, bồi tại từng vị trí, từng khu vực, từ đó đánh giá khả năng uy hiếp của xói lở tới công trình, tới cơ sở hạ tầng, tới các khu dân c−. Đây là tiền đề cho việc phân chia tiêu chí xói lở trên hệ thống sông vùng hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn theo các cấp từ nhỏ đến lớn.
Qua nhiều đợt điều tra, khảo sát, thực địa, phân tích và đánh giá các vị trí xói, bồi vùng hạ du hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn và dựa theo các tiêu chí nh− trên, có thể phân chia thành 5 khu vực xói, bồi trọng điểm nh− sau:
III.2. Các khu vực xói bồi:
III.2.1. Khu vực Tp. Biên Hoà (sông Đồng Nai):
Đoạn đ−ờng bờ tả cù lao Phố thuộc nhánh chính sông Đồng Nai:
Bờ cù lao Phố bị sạt lở rất mạnh trong nhiều năm. Đoạn sạt lở dài khoảng 1km và nhiều nơi lở trung bình gần 10m/năm. Do giữa sông gần bờ cù lao Phố tồn tại một bãi đá ngầm khá lớn mà khi n−ớc ròng bãi đá ngầm nổi trên mặt n−ớc tạo thành một đập chắn giữa dòng làm cho dòng chảy đâm thẳng vào bờ cù lao Phố. Các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đã giao Công ty khai thác đá Bộ Quốc phòng phá bãi đá ngầm này. Đến thời điểm cuối tháng 11/2005 tốc độ sạt lở đã giảm, nh−ng do ch−a phá bỏ hết bãi đá ngầm nên bờ cù lao Phố vẫn còn bị sạt lở một đoạn dài khoảng 30m.
III.2.2. Khu vực bán đảo Thanh Đa (sông Sài Gòn):
Bán đảo Thanh Đa là khu vực sạt lở trọng điểm tập trung nhiều đoạn bị sạt lở nhất trên sông Sài Gòn. Tuy chiều dài khoảng 18km, nh−ng đã có 10 đoạn bị sạt lở và gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng. Từ năm 2002 đến nay Nhà n−ớc cũng nh− một số cơ sở t− nhân đã bắt đầu xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ nh−: đoạn bờ tại khách sạn sông Sài Gòn, nhà hàng Hoàng Ty, nhà thờ La San Mai Thôn, nhà hàng gấu Misa, khu biệt thự thuộc các ph−ờng An Phú và An Khánh... nên đoạn này hiện nay không còn bị sạt lở nữa. Năm 2005 xảy ra 2 đợt sạt lở tại sân quần vợt Lý Hoàng và tại bãi kinh doanh cát, khu phố 1, ph−ờng Linh Đông, quận Thủ Đức làm gần 1.000m2 đất bị sụp xuống sông kéo theo hai cần cẩn xúc cát (loại dài 10m) rơi xuống n−ớc.
III.2.3. Khu vực Nhà Bè (sông Nhà Bè):
Sông Nhà Bè dài khoảng 10km, tr−ớc đây là một trong những trọng điểm sạt lở của vùng HDSĐNSG.
- Ngã ba mũi Đèn Đỏ là nơi giao l−u của các sông lớn và ngã ba mũi Nhà Bè cũng là nơi phân l−u của hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp nên chế độ thuỷ văn rất phức
tạp, vì vậy hiện t−ợng xói lờ bờ, biến đổi lòng dẫn cũng rất mạnh. Do bờ bị xói lở mạnh nên trụ đèn đỏ báo hiệu đã phải nhiều lần di dời, nh−ng từ năm 2003 đến nay một bờ kè rất kiên cố đã đ−ợc xây dựng nên trụ đèn không còn bị sạt lở nữa, nh−ng cách trụ đèn 100m về phía th−ợng l−u (sông Sài Gòn) vẫn còn bị sạt lở mạnh.
- Ngã ba sông Nhà Bè - sông Phú Xuân tr−ớc đây cũng là vùng bị sạt lở nghiêm trọng. Từ khi các bể chứa dầu lớn của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè đ−ợc xây dựng thì một loạt các cầu cảng và kè kiên cố bảo vệ kho xăng cũng đ−ợc xây dựng, nên tình trạng sạt lở đã giảm xuống. Tuy nhiên đến năm 1999, 2000 thì tình hình khai thác cát ngay giữa sông Nhà Bè, đoạn ngang Tổng kho xăng dầu lại xảy ra rất rầm rộ làm cho đoạn này bị xói sâu thêm hàng chục mét, do đó bờ sông Nhà Bè đoạn th−ợng l−u ngã ba sông Phú Xuân lại bị sạt lở mạnh. Đến năm 2004 một Công ty của Bộ Quốc phòng đã xây dựng một số cầu cảng cho các tàu hải quân dài khoảng 400m, nên đoạn này không còn tình trạng sạt lở nữa.
- Tại vùng ngã ba mũi Nhà Bè do tác động mạnh của sóng do các ph−ơng tiện giao thông thuỷ ra vào cảng Hiệp Ph−ớc nên nhiều đoạn bờ chung quanh mũi Nhà Bè, trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu và Soài Rạp cũng bị sạt lở mạnh, nhất là các đoạn ngã ba sông M−ơng Chuối và khu vực xung quanh phà Bình Khánh thuộc huyện Cần Giờ. Tuy ng−ời dân đã xây dựng tạm các bờ kè chống sạt lở, nh−ng nguy cơ sạt lở bờ vùng này cũng rất cao.
III.2.4. Khu vực cầu M−ơng Chuối (sông M−ơng Chuối)
Sông M−ơng Chuối là một sông ngắn có chiều dài khoảng 3,5km. Theo nhiều ng−ời dân sống lâu năm ở khu vực này cho biết, tr−ớc năm 1960 đây là một rạch nhỏ với chiều rộng khoảng 50m, nằm trên địa phận huyện Nhà Bè, TP. HCM là hợp l−u của rất nhiều rạch nh− rạch Tôm, rạch Cây Khô, rạch Thị Huấn, rạch Dơi. Sông M−ơng Chuối là một trong những trọng điểm sạt lở của Tp. HCM.
- Đoạn đ−ờng bờ từ ngã ba với sông Soài Rạp đến đoạn cong cách cầu M−ơng Chuối khoảng 1.500m thuộc ấp 1, xã Phú Xuân dài 800m bị sạt lở khá mạnh nhất là từ tháng IV/2003 đến nay. Từ năm 1999 đến nay đã có hơn 15.000m2 đất ruộng bị mất do sạt lở.
- Bờ tả sông M−ơng Chuối thuộc ấp 1, xã Phú Xuân, Nhà Bè đã đ−ợc Nhà n−ớc đầu t− xây dựng kè bảo vệ bờ dài 705m bằng các loại vật liệu mới, công nghệ mới.
III.2.5. Khu vực cửa sông Soài Rạp:
• Bờ tả vùng cửa sông Soài Rạp thuộc xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ bồi lắng trên một đoạn dài khoảng 8km, chiều rộng bãi bồi khoảng 25m với tốc độ bồi lắng từ 8 ữ 10m/năm.
• Bờ hữu vùng cửa sông thuộc huyện Gò Công Đông, Tiền Giang bồi lắng một đoạn khoảng 11km, chiều rộng bãi bồi khoảng 30m với tốc độ bồi lắng từ 10 ữ15m/năm.
• Vùng ngay cửa sông đoạn từ Vàm Láng đến Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang hình thành một bãi bồi (ng−ỡng cạn) rất rộng có chiều dài khoảng 15km, chiều rộng khoảng từ 1,5 ữ2km với cao trình bãi bồi này khoảng -5m ữ-4m.
• Vùng ngay giữa cửa sông tồn tại một ng−ỡng cạn dài và rộng hàng chục km, cao trình khoảng -6 ữ -5m, đặc biệt trong đó có những vùng cao trình là từ -3m ữ-2m.