60 PHỤ GIẢI VỀ CHỮ NHÂN (của dịch giả)

Một phần của tài liệu DƯƠNG CHÂN TẬP (Trang 118)

Câu “Nhân giả nhơn dã” là lời của thầy Mạnh Tử (coi sách Mạnh Tử, chương Tận Tâm). Chữ nhân đây chỉ cái lý do mà con người được nên người, cái đức tánh hồn tồn mà người muốn làm người phải giữ lấy đĩ làm căn bản.

Thầy Mạnh Tử cũng cĩ nĩi (coi chương Cáo Tử): “Nhân, nhơn tâm dã”, nghĩa là: Nhân là lịng người vậy. Hay là nĩi một cách khác: Nhân là bổn đức của cái tâm. Tức là chỗ thầy Trình Tử gọi: “Tâm như cốc chủng”, nghĩa là: Tâm in như hột lúa giống. Đây nĩi nhân là cái tánh hay sanh sanh hố hố của cái tâm.

Đức Lữ Tổ cũng nĩi: “Thiên địa chi đại đức viết sanh, sở dĩ sanh sanh giả viết huyền. Tại thiên vị chi huyền, tại nhơn vị chi nhân”. Nghĩa là: Cái đức lớn của trời đất gọi là sanh, cái lý bởi đĩ mà sanh hố gọi là huyền. Ở trên trời thì gọi là huyền, ở trong mình người thì gọi là nhân.

Ơng Bác sĩ Nhựt Bổn, Phục Bộ Vũ Chi Cát, là một nhà nghiên cứu về triết học nước Tàu rất sâu sắc, khơng những nổi tiếng ở Nhựt Bổn, mà cịn nổi tiếng cả Trung Quốc và Âu Mỹ nữa. Ơng diễn thuyết về vấn đề “Cái hư tưởng căn bổng của Khổng, Mạnh”, cĩ nĩi rằng:

Ngài (đức Khổng Tử) đối với mơn nhơn là Tăng Tử và Tử Cống nĩi câu “Nhất dĩ quán chi”, ấy là ngài nĩi về cái nguyên lý căn bổn của ngài đĩ.

Nhưng cái nguyên lý căn bổn của học thuyết đức Khổng tử là gì? Cái nguyên lý căn bổn của Đức Khổng Tử, cứ như lời Tăng Tử nĩi khi đáp lại các mơn nhơn thời khơng ngồi một chữ nhân. Thế mà các nhà Nho từ xưa đến nay nĩi rõ về chữ nhân là nguyên lý căn bổn của Khổng Tử thời ở nước Tàu chỉ cĩ Lưu Xướng và ở Nhựt Bổn cĩ Y Đằng, Nhân Trái và Vật Tơ Lai ba người.

Nay chữ nhân phải giải thích ra thế nào? Cứ theo ý riêng của tơi, Khổng tử nĩi nhân một mặt là chỉ đức Trời, một mặt là chỉ cái bổn tánh của lồi người ta sẵn cĩ. Khổng Tử đã lấy nhân làm cái thiên tánh của lồi người ta vốn cĩ, bèn đem nhân mà thiệt hiện ra mỗi việc, khiến cho ta vừa trọn được cái đạo của ta, vừa trọn được cái đạo thờ trời.

Xem trên đĩ thì đủ biết nghĩa chữ nhân rộng là thế nào. Cho nên nĩi nhân hay háo sanh, ái nhơn thì được, mà nĩi háo sanh, ái nhơn là nhân thì khơng đủ, vì đĩ chỉ là một phần việc của nhân mà thơi.

Một phần của tài liệu DƯƠNG CHÂN TẬP (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)